Xử lý khủng hoảng môi trường: Chậm và rối, dân hoang mang

(khoahocdoisong.vn) - Theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, trong xử lý sự cố môi trường, điều quan trọng là cung cấp thông tin đúng, trung thực cho người dân, không được che giấu. Làm cán bộ mà để dân hoang mang thì quá nguy hiểm.

Xử lý sự cố môi trường theo kiểu “ăn đong”

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng.

Theo khuyến cáo từ Tổng Cục môi trường, Hà Nội và các vùng khác của miền Bắc đang là mùa đông. Đây là thời kỳ ghi nhận nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí - trong đó có PM2.5 - thường cao nhất trong năm, đặc biệt các ngày 05-06/11, nồng độ PM2.5 đã vượt quy chuẩn tại hầu hết các trạm. 

Tình trạng ô nhiễm cộng với những sự cố về môi trường trong thời gian qua như vụ cháy tại Cty CP Bóng đèn phích nước Rạng Động, vụ Cty Nước sạch sông Đà nhiễm dầu... đã khiến người dân hoang mang. 

Trao đổi với PV Báo KH&ĐS về vấn đề này bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân vận của Quốc hội bày tỏ quan điểm: Theo ông, trách nhiệm chính thuộc UBND TP Hà Nội. Vì đây là cơ quan quản lý chung về các vấn đề kinh tế văn hóa xã hội trên địa bàn. UBND TP Hà Nội có thẩm quyền chung và có những quy định đã được phân cấp rất rõ ràng trong các quy định của các đạo luật liên quan đến vấn đề môi trường và xử lý môi trường.

Theo luật Tổ chức chính quyền địa phương, theo luật Môi trường, TP HN phải có trách nhiệm ban hành các quy định để bảo đảm quản lý tốt địa bàn để xử lý tốt tất cả các vấn đề.

Những sự cố môi trường vừa qua cho thấy quá trình xử lý thứ nhất còn chậm, thứ hai là lúng túng, thứ ba là thiếu nhất quán từ trên xuống dưới. Ví dụ, trong vụ cháy Rạng Đông, là sự xung đột giữa phường và quận.

Điều quan trọng là phải cung cấp thông tin đúng, trung thực với người dân, không được che giấu. Làm cán bộ mà không trung thực để dân hoang mang thì quá nguy hiểm.

Không thể xử lý theo kiểu ăn đong. Hôm nay thấy sự cố này thì tập trung vào làm cái này, hôm sau có vấn đề khác thì lại làm cái khác. Tôi lấy ví dụ môi trường liên quan đến việc xử lý kinh doanh bừa bãi trái phép chợ cóc chợ tạm. Đây là nơi thải rất nhiều chất độc hại và rác. Tại sao ta không quản lý tốt được cái này? Chả nướng, bếp than tổ ong… chỗ nào cũng khói mù mịt…”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nêu vấn đề.

Truyền thông về môi trường đừng theo kiểu “đánh trống, gõ mõ”

Đồng quan điểm với đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, trao đổi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Trần Quốc Khánh, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng đánh giá, cách xử lý của chính quyền trong việc ứng phó với sự cố về môi trường là chậm và lúng túng.

Đại biểu Trần Quốc Khánh

Đại biểu Trần Quốc Khánh

Trong Luật đã có quy định về sự cố về môi trường. Nhưng trong công tác triển khai thực thi pháp luật, từ Bộ cho tới các ban ngành địa phương chưa có sự thống nhất chỉ đạo đúng với sự cố về môi trường.

Lẽ ra trong những sự cố về môi trường nếu được huấn luyện tốt người ta không lúng túng. Nhưng ở đây rõ ràng chính quyền lúng túng.

Và theo bà Khánh, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới điều đó là do yếu về thông tin, truyền thông.

Nếu Bộ TN&MT phối hợp với các bộ ngành địa phương tuyên truyền thế nào là sự cố về môi trường; tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành về sự cố môi trường thì người dân, cán bộ và nhân dân sẽ hiểu được thế nào là sự cố. Để đến khi nếu chẳng may xảy ra sự cố thì sẽ biết cách ứng phó.

Ví dụ như vụ cháy nhà máy Rạng Đông cả cán bộ và nhân dân đều không biết đó là sự cố môi trường, lại còn tường thuật trực tiếp, đưa lên mạng, rồi sau này biết thì mới sợ hãi, hoang mang. Trong khi lẽ ra phải biết, với sự cố như thế thì mình phải có phòng vệ cho bản thân.

Hoặc sự cố về nước sông Đà vừa rồi, doanh nghiệp cũng chỉ đi hớt váng dầu mà không hiểu mức độ nguy hại của chất thải.

Theo bà Khánh, đây là một sơ suất trong công tác bồi dưỡng đào tạo huấn luyện về luật bảo vệ môi trường. Cho nên, điều cần thiết là công tác truyền thông luật phải thực hiện cho tốt. Chúng ta có luật nhưng chưa truyền thông để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ, thấu đáo.

Bộ TN&MT phải giữ vai trò chủ công huấn luyện cho các bộ ngành khác xem nội dung luật này thì cần phải tuyên truyền những nội dung gì cho người dân trong vấn đề thực thi pháp luật chứ không phải xảy ra rồi mới cuống lên, lo lắng", bà Khánh nói.

Trong phiên chất vấn ngày 8/11, báo cáo trước Quốc hội và trả lời các đại biểu (đại biểu Lưu Bình Nhưỡng) về vấn đề an ninh nguồn nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, cần phải làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch và quản lý chặt chẽ, đảm bảo an ninh nguồn nước, an toàn cho người dân, tránh tình trạng như vừa qua. Thủ tướng yêu cầu các cấp ngành nắm và thực hiện theo đúng Nghị quyết 2502 của Thủ tướng ngảy 22/12/2016. "Tôi nhất trí đây là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe người dân. Chính vì vậy, Thủ tướng phải tăng cường chỉ đạo các cấp kiểm tra các cấp, các ngành để thực hiện đúng Luật về Bảo vệ tài nguyên nước mà chúng ta đã ban hành", Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Đời sống
Lại chuyện lợi dụng quyền lực… phải trả giá nặng nhất?!

Lại chuyện lợi dụng quyền lực… phải trả giá nặng nhất?!

Những người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng quyền lực trong hai vụ án liên quan Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn gần đây cho thấy, đồng tiền, lòng tham đã làm lu mờ phẩm chất, sự liêm chính dẫn đến sa ngã trước những “viên đạn bọc đường”.
Thu hồi Bath Gel - MM Professional của Công ty Mỹ Nguyên

Thu hồi Bath Gel - MM Professional của Công ty Mỹ Nguyên

Sản phẩm Bath Gel - MM Professional (chai 35ml, số lô 19/10/2023; ngày sản xuất 19/10/2023) của Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Mỹ Nguyên (Công ty Mỹ Nguyên) bị Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc.
back to top