Đốt bồ kết không diệt vi khuẩn
Theo Đông y, quả bồ kết có vị cay, mặn, tính ôn, hơi có độc,vào kinh phế, đại tràng, có tác dụng thông khiếu, khử đờm, tiêu thũng, gây hắt hơi, dùng làm thuốc tiêu đờm, thông đại tiện, sát trùng… Việc đốt bồ kết để xông mũi khi ngạt mũi, mắc bệnh cúm là cách làm được lưu truyền từ nhiều đời nay.
Sử dụng 3 – 10 quả bồ kết (tùy diện tích phòng cần xông) đốt vào một cái thau đặt ở góc phòng cho khói xông lên thoang thoảng. Mùi thơm tự nhiên của bồ kết sẽ giúp mũi thông thoáng, dễ thở. Bên cạnh đó còn khiến ruồi, muỗi, gián, kiến cũng như các loại côn trùng bay ra khỏi nhà ngay lập tức. vé máy bay đi hàn quốc, vé máy bay từ nhật bản về việt nam
Kinh nghiệm xông nhà bằng bồ kết được nhiều chị em truyền tai nhau. Theo GS Bùi Công Hiển, nguyên giảng viên khoa Sinh học, ĐHKHTN, ĐHQG HÀ Nội, phương pháp đốt bồ kết xông khói âm ỉ, liên tục, giúp saponin và các hợp chất khác thăng hoa, lẫn trong khói, lan tỏa vào đường hô hấp, bám đọng vào niêm mạc và phát huy tác dụng chống mầm bệnh.
Khói bồ kết giúp chống suy giảm hô hấp, thở khó. Các nhóm flavonozid có trong bồ kết tham gia bảo vệ thành mao mạch, duy trì sự bền vững của mao mạch, hạn chế xuất huyết… Đây là phương pháp dân gian được lưu truyền, tuy vậy phương pháp này không tốt với tất cả mọi người, cũng không diệt được virus, vi khuẩn như nhiều người nghĩ.
“Nhiều người cho rằng xông nhà bằng bồ kết rồi thì virus, vi khuẩn sẽ chết hết, yên tâm không phải đề phòng gì nữa là sai. Thực tế, đốt bồ kết chỉ có tác dụng tạo ra hương thơm, khi hít thở thì cảm thấy dễ chịu. Việc diệt virus, vi khuẩn là chưa thể chứng minh.
Hơn nữa, virus, vi khuẩn ngày nay khác trước rất nhiều, có những chủng kháng thuốc có sức sống dai dẳng, đốt bồ kết không thể diệt được. Khói bồ kết có thể làm côn trùng như ruồi, muỗi, gián sợ, nhưng không đuổi được virus, vi khuẩn, do đó, việc phòng bệnh cho người già, trẻ nhỏ vẫn rất cần thiết”, GS Bùi Công Hiển cho biết.
Đấy là chưa kể đến, dù có nhiều tác dụng thì bồ kết cũng có chất độc, cần cẩn trọng khi sử dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai.
Tốt đi kèm độc
Theo GS Bùi Công Hiển, để tạo ra hương thơm dễ chịu cho mũi họng những ngày trời lạnh, nồm ẩm, có thể sử dụng bồ kết phơi khô, cây hương nhu, cây gỗ thơm, vỏ bưởi, bã mía… đốt tạo khói trong nhà. Lưu ý chỉ đốt với số lượng vừa phải để tạo ra một làn khói thoang thoảng trong nhà, tránh bị ngạt. Có thể đốt vào thời điểm buổi chiều tối hoặc trước khi đi ngủ.
Nhà sẽ có mùi thơm của tự nhiên, đồng thời ruồi, muỗi, gián, kiến cũng như các loại côn trùng sẽ không có chỗ ẩn náu và buộc phải bay ra khỏi nhà . Việc đốt bồ kết để xông mũi khi ngạt mũi, mắc bệnh cúm cũng cần lưu ý không được đốt quá liều lượng cho phép.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, những người ho ra máu, nôn ra máu và phụ nữ có thai cần tuyệt đối không nên dùng bồ kết. Những người mắc chứng hen suyễn, người yếu hoặc đang đói cũng không được dùng.
Người bị dị ứng với tinh dầu bồ kết cũng không nên dùng cách này để chữa vì nó rất dễ gây ra dị ứng, ngạt thở nguy hiểm cho tính mạng. Khi bị ngạt mũi, cảm cúm có thể sử dụng đốt quả bồ kết để ngửi.
Theo các chuyên gia, phụ nữ đang mang thai, tuyệt đối không được dùng bồ kết (trái, lá, gai), vì trong bồ kết có chất tẩy rửa, tính acid nhẹ gây hưng phấn cổ tử cung dễ sinh non, sảy thai, và ảnh hưởng không tốt tới thai nhi dễ bị sinh con dị tật.
Những người có tỳ vị yếu cũng không nên dùng bồ kết vì sẽ làm trướng bụng, tức bụng, bụng thường kêu óc ách, ăn uống khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, làm mất ngủ…
Những người mắc bệnh về đường tiêu hóa, bệnh dạ dày, tá tràng cũng không nên dùng sẽ làm cho bệnh nặng thêm, vì trong hạt bồ kết có chất kích thích, tẩy rửa…
Theo lương y Vũ Quốc Trung, nếu đốt bồ kết thì chỉ sử dụng một lượng nhỏ. Đối với những người khỏe mạnh mỗi lần có thể dùng 3-4 quả bồ kết đốt lên rồi cho khói xông mũi, 1 lát sau sẽ thông thoáng, dễ thở. Còn đối với trẻ nhỏ mỗi lần chỉ nên sử dụng từ 1-2 quả.
Bảo Khánh