WHO: Đảm bảo y tế sẵn sàng cho những đợt bùng phát Covid-19 mới

Các quốc gia cần dự kiến ​​sẽ có nhiều trường hợp mắc Covid-19 tăng đột biến hơn và đảm bảo hệ thống y tế được chuẩn bị tốt.

Tổ chức Y tế Thế giới đang làm việc với các quốc gia để lập kế hoạch cho Covid-19, giảm thiểu rủi ro và hạn chế xuất hiện các biến chủng mới.

z2880720955179_59446837feca59754a5ed06350a5957a.jpg
Mỗi quốc gia phải cho chính sách thích hợp đối phó với Covid-19 như bảo vệ những người dễ bị tổn thương và đảm bảo hệ thống chăm sóc y tế không bị quá tải thông qua tiêm chủng. Ảnh: TPHCM tiêm ngừa Covid-19 cho trẻ 16 - 17 tuổi. 

TS Takeshi Kasai, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, cho biết: “Ngay cả với những nỗ lực hết sức của chúng ta, giờ đây có vẻ như rõ ràng rằng virus trên toàn cầu sẽ không sớm biến mất sớm.”

Chúng ta tiếp tục triển khai các chương trình tiêm văcxin ngừa Covid-19 và thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội và tăng cường mục tiêu phát hiện và điều trị ngay từ sớm, từ y tế cơ sở để giảm thiểu ca nặng và tử vong.

Tuy nhiên, theo WHO, các quốc gia cần dự kiến ​​sẽ có nhiều trường hợp mắc Covid-19 tăng đột biến hơn và đảm bảo hệ thống y tế được chuẩn bị tốt để xử lý và giảm thiểu các gián đoạn trong mọi hoạt động kinh tế - văn hóa và xã hội do dịch bệnh.

Tờ South China Morning Post đưa tin, WHO đã làm việc với các quốc gia ở khu vực Tây Thái Bình Dương để lập kế hoạch cho bệnh dịch Covid-19, đề cập đến thời kỳ hậu đại dịch khi một căn bệnh không được loại trừ và phải tìm cách quản lý các mối đe dọa đối với cuộc sống hằng ngày.

ben-trong-tt.jpg
WHO, cho biết: “Ngay cả với những nỗ lực hết sức của chúng ta, giờ đây có vẻ như rõ ràng rằng virus trên toàn cầu sẽ không sớm biến mất sớm.”

Điều đó có nghĩa là mỗi quốc gia phải cho chính sách thích hợp bảo vệ những người dễ bị tổn thương và đảm bảo hệ thống chăm sóc y tế không bị quá tải.

Bao gồm tiêm chủng, mở rộng năng lực của hệ thống y tế, tăng cường phát hiện sớm và khoanh vùng có mục tiêu đối với bùng phát “ổ dịch trong cộng đồng” và kiểm soát biên giới.

Theo số liệu của WHO, số ca nhiễm Covid-19 tại khu vực Tây Thái Bình Dương chiếm khoảng 4% trong 240 triệu ca mắc trên toàn cầu.

Các biện pháp hạn chế đi lại giữa các nước đang được một số quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương thực hiện, bao gồm 37 quốc gia và khu vực từ Trung Quốc, Mông Cổ và Nhật Bản đến Việt Nam, Campuchia, Lào, Australia và New Zealand.

Tuy nhiên, một số quốc gia gần đây bắt đầu nới lỏng kiểm soát biên giới hoặc điều chỉnh chính sách “zero Covid”. Trung Quốc - quốc gia đang chiến đấu với sự bùng phát ngày càng tăng ở các tỉnh phía bắc - vẫn đang cố gắng ngăn chặn hoàn toàn virus.

Các chuyên gia của WHO đã vạch ra hai quỹ đạo tiềm ẩn của đại dịch. Một kịch bản liên quan đến việc Covid-19 trở thành một dịch bệnh đặc hữu trong khu vực như sốt rét, “với sự lây truyền ổn định ở mức độ thấp hơn do virus tiếp tục lưu hành ở một số quốc gia và khu vực, thỉnh thoảng bùng phát thành dịch.”

Trong kịch bản thứ hai, virus có thể phát triển thành các biến thể mới, có thể lây truyền hoặc nguy hiểm hơn, thậm chí có thể khiến các văcxin ngừa Covid-19 hiện có không còn hiệu quả, tạo ra một “đại dịch trong đại dịch”.

Ông Kasai nhấn mạnh: “Không ai có thể đoán trước khi nào đại dịch này kết thúc, nhưng thực ra câu trả lời cho câu hỏi đó hơn một nửa phụ thuộc vào những hành động mà chúng ta đang và sẽ thực hiện.”

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top