VUSTA góp ý xây dựng Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Ngày 30/7, tại Hà Nội, VUSTA đã tổ chức Hội thảo Góp ý dự thảo Luật Điện lực sửa đổi. TSKH Phan Xuân Dũng – Chủ tịch VUSTA và ThS Nguyễn Quyết Chiến – Tổng thư ký VUSTA chủ trì hội thảo.
Phát biểu khai mạc tại hội thảo, TSKH Phan Xuân Dũng – Chủ tịch VUSTA cho biết Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2005 tại Nghị quyết số 129/2024/QH 15 ngày 08/6/2024 của Quốc hội. Theo đó, Dự án sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIV (Tháng 10/2024). Dự thảo Luật lần này đã kế thừa, tiếp tục phát triển và hoàn thiện những quy định pháp luật về điện lực còn phù hợp với thực tế; đồng thời sửa đổi, bổ sung những quy định đã không còn đáp ứng yêu cầu phát triển lĩnh vực điện lực.
VUSTA gop y xay dung Du thao Luat Dien luc (sua doi)
TSKH Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Vusta phát biểu khai mạc tại hội thảo
Dự thảo Luật được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước để phát triển ngành điện phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Luật Điện lực (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ góp phần tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động điện lực, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; trong đó phân định rõ chức năng quản lý, điều tiết của Nhà nước về điện lực và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh điện của doanh nghiệp; Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hình thành và vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh; Tạo điều kiện cho phát triển nguồn và lưới điện nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của nhân dân và sự phát triển của nền kinh tế - xã hội; Góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia, trong đó, đẩy mạnh việc phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, TSKH Phan Xuân Dũng cho biết thêm.
Dự thảo Luật bám sát vào 06 chính sách, bao gồm 9 chương với 94 điều, bao gồm các nội dung chính là Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước; Phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới; Hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực; Quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường; Quản lý, vận hành hệ thống điện, chú trọng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường thực hiện giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện; An toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện.
VUSTA gop y xay dung Du thao Luat Dien luc (sua doi)-Hinh-2
Ông Chu Văn Tiến – Hội Điện lực Việt Nam.
Theo ý kiến của ông Chu Văn Tiến – Hội Điện lực Việt Nam cho rằng Dự thảo Luật đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, cần chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp, như Điều 5 Chương I, đề nghị cần bổ sung thêm một đoạn dẫn: “Điện lực là kết cấu hạ thầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Chính sách phát triển điện lực bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:” trước khi đi vào Khoản 1. Nếu Luật Điện lực khẳng định Điện lực là cơ sở hạ thầng kỹ thuật như vậy, thì tất cả các chủ trương, đường hướng, các mục tiêu hoạt động có liên quan đều phải tương úng với yêu cầu phát triển cơ sở hạ thầng kỹ thuật điện lực.
VUSTA gop y xay dung Du thao Luat Dien luc (sua doi)-Hinh-3
Ông Đào Minh Hải – Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam
Còn đối với ý kiến của ông Đào Minh Hải – Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho hay, Thứ nhất, đề nghị giữ lại một Điều về Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về điện lực; thứ hai là đề nghị rà soát tính cân bằng trong các quy định áp dụng cho khách hàng sử dụng điện (khách hàng mua điện) với các đối tượng áp dụng luật có liên quan; thứ ba là đề nghị một số quy định khác để Luật áp dụng thuận lợi.
VUSTA gop y xay dung Du thao Luat Dien luc (sua doi)-Hinh-4
TS. Trần Thanh Liễn - Hội Khoa học & Công nghệ Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm Hiệu quả
Theo ý kiến của TS. Trần Thanh Liễn - Hội Khoa học & Công nghệ Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm Hiệu quả cho rằng, Dự thảo Luật Thiếu tính liên kết của việc lập, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch điện giữa quy hoạch điện quốc gia và phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh.
Thiếu quy định cơ chế ưu tiên/khuyến khích các nhà máy điện nâng cao khả năng vận hành linh hoạt để đảm bảo khả năng vận hành hệ thống điện tích hợp cao nguồn NLTT: Quy định về tính linh hoạt cần được đưa vào Luật Điện lực để các chủ đầu tư nhà máy điện mới có cơ sở thực hiện.
Cần bổ sung một số thuật ngữ về giá như: Giá bán lẻ điện, giá bán buôn điện, giá dịch vụ phát điện, giá hợp đồng mua bán điện, giá truyền tải điện, giá phân phối điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, giá điều độ vận hành hệ thống điện và giá điều hành giao dịch thị trường điện lực.
VUSTA gop y xay dung Du thao Luat Dien luc (sua doi)-Hinh-5
TS. Nguyễn Minh Phong, nguyên Phó Vụ trưởng-Phó Ban tuyên truyền lý luận, Thư ký Hội đồng khoa học nghiệp vụ, Báo Nhân Dân
Còn đối với ý kiến của TS. Nguyễn Minh Phong, nguyên Phó Vụ trưởng-Phó Ban tuyên truyền lý luận, Thư ký Hội đồng khoa học nghiệp vụ, Báo Nhân Dân cho biết, cần bổ sung quy định liên quan đến bảo đảm quyền tự do thoả thuận giá mua-bán điện trực tiếp giữa người mua- người bán điện trên thị trường điện cạnh tranh không cần nằm trong khung giá điện của EVN, kể cả có hay không có hoà mạng điện truyền tải của EVN; nhất là đối với nguồn điện tái tạo.
Cần bổ sung các quy định về nguyên tắc xác định và áp dụng giá điện 2 thành phần; giá điện giờ cao điểm và thấp điểm; giá điện khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; Trong Điều 75, Căn cứ lập và điều chỉnh giá điện cần bổ sung nguyên tắc tối ưu xã hội và hợp lý kỹ thuật trong hoạt động mua bán và phân phối điện của EVN nhằm tăng năng lực, trách nhiệm và phòng ngừa lợi ích nhóm trong hoạt động quản lý nhà nước khi EVN độc quyền phân phối điện như một số vụ án xảy ra trong thời gian vừa qua đã chứng minh.
Đặc biệt, cần bổ sung yêu cầu và giải pháp đảm bảo về ổn định giá điện (mức giá và thời gian tối thiểu) và đảm bảo giá điện có tính thị trường minh bạch cao, có tăng, có giảm, chứ không chỉ tăng một chiều và tăng theo đề nghị và giải trình chỉ của EVN; xem lại cách diễn đạt mơ hồ “được điều chỉnh ít nhất một lần trong thời gian 03 tháng kể từ lần điều chỉnh gần nhất” ở khoản 2. Căn cứ điều chỉnh giá điện trong Điều 75.
Việc xây dựng Luật Điện lực sửa đổi cần được tiếp tục để hoàn thiện chính sách về đầu tư, quy hoạch, điều hành giá điện, phát triển thị trường điện cạnh tranh, xử lý các vướng mắc, thể chế hóa cơ chế phát triển, tạo đột phá khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo; tách bạch vai trò quản lý nhà nước với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cần có những quy định mới và nâng cấp những quy định cũ liên quan đến kiểm toán và công khai các chỉ tiêu kỹ thuật và chi phí hoạt động của ngành điện; cung cấp rộng rãi thông tin và khuyến khích phản biện khoa học và phản biện xã hội về cung- cầu, thuận lợi -khó khăn, các kế hoạch và dự án phát triển trong ngành điện để “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”; đồng thời, tăng cường sự giám sát, kiểm tra chủ động của Nhà nước và các tổ chức xã hội, báo chí, xử lý kịp thời và nghiêm khác các sai phạm của bất kỳ cá nhân và tổ chức nào trong toàn bộ quá trình triển khai Quy hoạch điện VIII; theo đó, Việt Nam sẽ có thị trường điện cạnh tranh đầy đủ và đến năm 2050, điện tái tạo sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 80% trong nguồn điện ở Việt Nam, trong khi suất đầu tư cho nguồn điện này ngày càng giảm như là xu hướng chung của thế giới. Điều này đồng nghĩa với giá điện bán lẻ ở Việt Nam cũng sẽ đảo chiều, ngày càng giảm, thay vì chỉ tăng một chiều liên tục như hiện nay, TS Phong cho biết thêm.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã trao đổi và đưa ra nhiều ý kiến như Luật Điện lực đã đề cập tới 4 chủ thể có liên quan đến hoạt đến ngành điện, đó là: chủ thể phát điện; chủ thể truyền tải điện; chủ thể phân phối điện và chủ thể sử dụng điện.
Chủ thể phát điện trong nhiều năm qua ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có thêm nhiều các loại hình doanh nghiệp tham gia nhưng tỷ trọng lớn nhất vẫn là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). EVN cũng đang được giao là chủ thể duy nhất trong việc truyền tải và phân phối điện. Việc đưa được điện sản xuất của các doanh nghiệp ngoài EVN lên lưới điện quốc gia nhiều khi phụ thuộc vào ý chí chí của EVN. Việc không thể đấu nối năng lượng gió, năng lượng mặt trời của nhiều doanh nghiệp phát điện trong thời gian qua là những ví dụ rất cụ thể.
Để tránh tình trạng độc quyền trong ngành điện lực mà hệ luỵ là ngân sách nhà nước phải cung cấp tài chính do tình trạng thường xuyên thua lỗ của ngành điện đề nghị Ban soạn thảo và Tổ soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm những điều nhằm tạo điều kiện thực hiện việc xã hội hoá trong lĩnh vực điện lực, giảm thiểu sự bù lỗ của Nhà nước do sản xuất kinh doanh không hiệu quả của EVN, cụ thể nên tách riêng mang tính độc lập giữa chủ thể phát điện và chủ thể truyền tải, phân phối điện nhằm tạo điều kiện để nhiều doanh nghiệp có thể tham gia vào việc thị trường phát điện, giảm gánh nặng phải bù lỗ từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực điện lực như hiện nay.
Kết luận Hội thảo, TSKH Phan Xuân Dũng đánh giá cao các ý kiến phát biểu tại hội thảo và cho biết thời gian tới, VUSTA sẽ phối hợp với Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội tổ chức góp ý vào dự thảo Luật Điện lực sửa đổi. Và mong rằng, các chuyên gia, nhà khoa học sẽ tiếp tục đồng hành để cùng với VUSTA góp phần cho việc hoàn thiện dự thảo luật rất quan trọng này.
Theo Đời sống
Cụm Thi đua số 2 tổng kết hoạt động năm 2024

Cụm Thi đua số 2 tổng kết hoạt động năm 2024

Sáng ngày 3/12, tại Hải Dương đã diễn ra hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 của Cụm Thi đua số 2 Liên hiệp Hội Việt Nam gồm 8 Liên hiệp Hội tỉnh: Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam.
back to top