Bằng việc sáng tạo nên những cây bonsai mọc ngược độc nhất vô nhị, ông Lê Thạnh được xem là “dị nhân” trong làng chơi cây cảnh.
chia sẻ
Ông Lê Thạnh (SN 1963, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam) được mệnh danh dị nhân cây cảnh bởi có một trường phái khác lạ, ý tưởng mới mang tính đột phá trong nghệ thuật tạo hình bonsai. Ảnh: SGGP
Cuối năm 2020, ông Lê Thạnh được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng kỷ lục dành cho "Người tạo tác các tác phẩm Bonsai ngược nhiều nhất Việt Nam". Ảnh: VTCNews
Để xác lập kỷ lục trên, ông Lê Thạnh sở hữu hơn 100 cây bonsai mọc ngược với đủ các loại như: linh sam, lộc vừng, mai vàng, kim quýt...Ảnh: Dân Việt
Ý tưởng trồng bonsai ngược của dị nhân Lê Thạnh nảy ra khi ông nhận thấy các thế mọc của bonsai như tung siêu, hoành, huyền... Ảnh: SGGP
Sau 10 năm nghiên cứu, ông đã thành công trong việc tạo ra những cây cảnh có gốc hướng xuống đất, tạo thế chậu rất đẹp và lạ mắt. Ảnh: SGGP
Theo ông Thạnh, quá trình tạo bonsai mọc ngược không hề dễ. Ở giai đoạn đầu, khi trồng cây ngược xuống đất, việc giữ cho đất, phân không bị rơi rớt là điều rất khó. Ảnh: Dân Việt
Ông phải kỳ công tạo ra khoảng trống vừa ôm sát thân cây để giữ được đất, vừa theo dõi cây lớn từng ngày để khoét khoảng trống rộng hơn theo kích cỡ thân cây. Ảnh: VTCNews
Ban đầu, ông Lê Thạnh thử nghiệm với những cây nhỏ, trong chậu nhỏ. Ảnh: Dân Việt
Sau đó, qua thực tiễn chăm sóc, nuôi trồng và rút kinh nghiệm dần, ông phát triển mạnh đối với những loại cây có kích thước lớn hơn. Ảnh: Dân Việt
Với nghệ nhân Lê Thạnh, chơi cây cảnh không phải để kinh doanh mà phải biết tận hưởng giá trị, độc lạ của nó. Ảnh: Dân Việt
Nhiều người trả chục, trăm triệu một cây, nhưng ông không bán vì sợ họ mua theo giá trị chứ không “yêu cây như yêu con”. Ảnh: VTCNews
Ngôi nhà được xây từ thuyền thùng xoay được 360 độ là một thiết kế độc lạ của người thợ Nguyễn Văn Lượng. Ngôi nhà còn ứng dụng điện thoại di động để điều khiển từ xa ngôi nhà xoay khi chủ đi vắng...
Phú Yên đang ngày càng thu hút các “tín đồ xê dịch” bởi khung cảnh hoang sơ, bình dị. Trong đó, đầm Ô Loan là một điểm check-in mà du khách hầu như không thể bỏ lỡ với vẻ đẹp nên thơ, trữ tình.
Với PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dung, niềm hạnh phúc nhất đối với bà, đó là đem lại bình an, hạnh phúc cho bệnh nhân. “Có những khoảnh khắc giành giật được sự sống cho bệnh nhân, cả ê kíp òa khóc”.
Theo các chuyên gia, sách khoa học có tính hàn lâm cao, kén độc giả. Tuy nhiên, nên coi đọc sách khoa học không chỉ là một sở thích, mà sách chính là hành trang quan trọng cho mỗi người.
Ngôi làng mà trước kia người dân làm giàu bằng điện thoại, thu nhập 3 ngày bằng người khác "cày" cả năm đã biến thành "thị trấn ma" khi cuộc cạnh tranh giảm giá đã giết chết hàng loạt doanh nghiệp.
“Nhân dân đông đảo đứng hai bên đường đón chào hàng quân chỉnh tề diễu qua… Mắt nhòa lệ, nhất là với những đồng chí đã chiến đấu 60 ngày đêm trong đội quân ‘Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh’ giữ Hà Nội”, ông Tính xúc động nhớ lại.
Quảng Ngãi đang tiến hành thủ tục để thả về rừng 10 cá thể động vật quý hiếm còn sống bao gồm 3 cá thể rùa sa nhân, 1 cá thể cu li nhỏ và 6 cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung.
Được mệnh danh là “lá phổi xanh” của miền Đông Nam Bộ, Rừng Mã Đà nguyên sơ, trong lành, ẩn chứa nhiều trải nghiệm lý thú mà du khách ưa khám phá không thể bỏ lỡ khi đến Đồng Nai.
Các chuyên gia địa kỹ thuật đã đưa ra kết quả khảo sát và nhận định ban đầu về nguyên nhân thảm họa Làng Nủ. Cùng với đó, là những dấu hiệu phát hiện sớm và phòng tránh ẩn họa tương tự.
Theo các chuyên gia, lũ bùn đá thường xảy ra trong những đợt mưa lớn, kéo dài nhiều ngày tại các lưu vực suối ở vùng núi, nơi có địa hình dốc, vỏ phong hóa/tầng đất dày. Đây chính là nguyên nhân gây thảm họa ở Làng Nủ.