Vụ ngộ độc sâu ban miêu: Bệnh nhân ăn nhiều nhất tiên lượng nặng

Liên quan vụ ngộ độc sâu ban miêu ở Lạng sơn, anh N.V.K. - người ăn nhiều nhất (4 con sâu) hiện tiên lượng rất nặng.

Ngày 30/5, Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết đang điều trị cho ba bệnh nhân ngộ độc sâu ban miêu ở Lạng Sơn. Trong đó, anh N.V.K. (38 tuổi, quê ở Hưng Yên) - người ăn nhiều nhất (4 con sâu) hiện tiên lượng rất nặng.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm, khi vào viện, bệnh nhân K. có các triệu chứng về tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, đau rát họng - miệng, suy thận, tiểu ra máu, tổn thương nhiều tạng. Hiện anh K. được điều trị hồi sức tích cực, lọc máu và phải thở máy. Hai bệnh nhân khác ăn ít hơn, tình trạng đang ổn định và dần phục hồi.

Bệnh nhân nặng nhất phải thở máy. Ảnh: Vietnamnet

Bệnh nhân nặng nhất phải thở máy. Ảnh: Vietnamnet

Sâu ban miêu còn có các tên gọi khác như Ban mao, Sâu đậu, Nguyên thanh... và có tên khoa học là Lytta vesicatoria Fabr, thuộc họ Ban miêu - Meloidae.

Khi ăn phải sâu ban miêu, Bệnh nhân có thể bị bỏng niêm mạc đường tiêu hóa do ăn nhầm hoặc cố ý nguy cơ nhiễm trùng cao do thẩm lậu vi khuẩn gram âm đường ruột và kị khí vào ổ bụng và máu. Tổn thương tại niêm mạc đường tiêu hóa dẫn đến đau bụng, buồn nôn, nôn và ỉa chảy nhiều. Nặng hơn viêm dạ dày ruột và xuất huyết tiêu hóa làm mất nước nghiêm trọng trong lòng mạch dẫn đến suy giảm chức năng thận sớm.

Trao đổi trên sức khỏe đời sống, GS.TSKH Vũ Quang Côn, Hội Côn trùng học Việt Nam cho biết, sâu ban miêu khi nhìn dọc thân, chúng có bộ cánh như bộ áo của thầy cúng nên người ta gọi đó là con thầy cúng. Ban miêu có nhiều loài, nhưng phổ biến nhất là ban miêu đen. Sâu ban miêu hại cây cối, chúng là loài chứa rất nhiều chất độc, các chất độc này nếu con người tiếp xúc phải, nhẹ thì gây rộp da, bỏng, nặng thì có thể tử vong.

Sâu ban miêu có đầu hình tim, có rãnh dọc ở giữa, râu đen hình sợi. Thân có 11 đốt, giữa đầu và thân có một chỗ thắt lại. Phía trên 2 cánh màu đen có các chấm màu vàng hoặc màu đỏ nhạt, hoặc thân màu vàng với các điểm hay các dải ngang màu đen. Sâu ban miêu thường sống trên các cây đậu, do đó còn có tên là sâu đậu, hoặc sống trên các cây độc khác như cây cà độc dược.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top