VQG Núi Chúa – Ninh Thuận sắp thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới

(khoahocdoisong.vn) - Để VQG Núi Chúa được công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, tỉnh Ninh Thuận cần thành lập Ban Chỉ đạo, điều phối mọi việc có liên quan đến vấn đề bảo vệ, phát triển khu sinh quyển.

Theo Viện Sinh thái học miền Nam, Viện đã làm việc với VQG Núi Chúa trong thời gian dài và thấy đủ điều kiện, tiêu chí để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Theo đó, chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Ngoại giao, Ủy ban UNESCO Việt Nam, các chuyên gia, các nhà khoa học… để có sự đồng hành, hỗ trợ tỉnh trong việc đóng góp ý kiến chi tiết hơn, hoàn chỉnh đồng bộ hồ sơ theo đúng quy định để trình UNESCO.

Vọoc Chà Vá chân đen, loại động vật quý hiếm sinh sống tại VQG Núi Chúa.

Vọoc Chà Vá chân đen, loại động vật quý hiếm sinh sống tại VQG Núi Chúa.

Tỉnh Ninh Thuận đã quy hoạch phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường sinh thái từ thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đến VQG Núi Chúa và từ thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đến khu vực Mũi Dinh, huyện Thuận Nam. VQG Núi Chúa nằm trên địa bàn huyện Ninh Hải có diện tích tự nhiên là 29.856ha; trong đó, có 22.513 ha là đất liền, 7.352 ha là biển, vùng đệm gồm 8 xã với diện tích 7.350 ha.

Theo đánh giá của Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam, VQG Núi Chúa cơ bản hội tụ đủ điều kiện để đề cử xây dựng hồ sơ Khu dự trữ sinh quyển thế giới, với 330 loài có xương sống trên cạn, 84 loài thú, 163 loài chim và 83 loài bò sát lưỡng cư, trong đó có 64 loài quý hiếm; hệ thực vật có hơn 1.530 loài rất quý hiếm.

Theo Đời sống
Đốt cỏ rác, hại chết cây xanh!

Đốt cỏ rác, hại chết cây xanh!

Những ngày đầu tháng 11/2024, khi lưu thông trên đường Mê Linh (H.Mê Linh, Hà Nội) nhiều người cảm thấy xót xa khi nhìn thấy hàng cây xanh đã khá lớn trồng ở bên lề, đoạn dài hàng trăm mét bị cháy rụi và đang trong giai đoạn chết dần.
back to top