Virus gây biến chứng nặng nhất chiếm 21% trong dịch tay chân miệng

EV71 là chủng dễ gây biến chứng nặng, thậm chí khiến bệnh nhân tử vong.

Chiều 9/10, tại buổi cung cấp thông tin cho báo chí, TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho hay thông tin virus gây bệnh tay chân miệng đã biến chủng, biến đổi kiểu gen để tạo thành virus mới nguy hiểm hơn, lây lan nhanh hơn là không chính xác.

Virus gay bien chung nang nhat chiem 21% trong dich tay chan mieng hinh anh 1
TS Trần Đắc Phu thông tin về dịch bệnh. Ảnh: TD.

Ông Phu khẳng định các type virus gây bệnh tay chân miệng ở nước ta đang khiến nhiều người lo lắng là EV71, chiếm 21% số lượng bệnh nhân. Chủng virus này dễ gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Mặc dù bệnh tay chân miệng đang có diễn biến phức tạp, nhiều ca mắc mới nhưng theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh mới đang vào giai đoạn đầu mùa, vẫn được kiểm soát chặt chẽ.

TS Đặng Quang Tấn - Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - cho biết thêm ngoài EV71, các chủng EV khác là 20%.

Tính đến đầu tháng 10, cả nước ghi nhận 61.821 trường hợp mắc tay chân miệng rải rác tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 29.324 trường hợp nhập viện và 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam. So với năm 2017, số ca bị tay chân miệng cả nước giảm 18,9%, số trường hợp nhập viện giảm 14,9%.

Tuy nhiên, do tình hình bệnh diễn biến khá phức tạp, một số tỉnh, thành phố có số ca mắc bệnh cao, tăng nhanh trong các tuần gần đây như TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Tây Ninh và Hà Nội.

Đặc biệt, số ca bệnh chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%), trong đó hay gặp ở nhóm từ 1-5 tuổi, tuổi trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo (chiếm 79%) và dưới 1 tuổi (chiếm 17%).

Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin dự phòng. Bệnh thường lây lan nhanh vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, đặc biệt là mùa đầu năm học mới do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường còn thấp kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ.

Do đó, nguy cơ lây truyền trong cộng đồng còn cao trong thời gian tới nếu người dân không tích cực, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh để tránh gặp phải những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra.

Theo news.zing.vn
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top