Viên uống chống nắng có hiệu quả?

(khoahocdoisong.vn) - Việc hạn chế ra nắng, tìm kiếm bóng râm, đeo kính mát, mặc quần áo bảo hộ và bôi kem chống nắng phổ rộng, chống nước với chỉ số SPF > 30 vẫn là phương pháp chống nắng đáng tin cậy nhất.

Hỏi: Tôi nghe nói có viên uống chống nắng, có vẻ tiện lợi hơn kem chống nắng. Tôi có thể dùng viên uống và bỏ kem chống năng không? 

Hanh Hoa (Cần Thơ)

TS.BS Lê Thái Vân Thanh

TS.BS Lê Thái Vân Thanh

TS.BS Lê Thái Vân Thanh, Trưởng khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM: Gần đây, một số người đã sử dụng viên uống chống nắng do thấy quảng có nhiều đặc tính ưu việt, như  ngăn ngừa tia UV; là sản phẩm thay thế các phương pháp chống nắng thông thường; chỉ cần uống một viên là có thể bảo vệ da trong suốt cả ngày dài 24h…

Tuy nhiên, phần lớn không đạt được kết quả như mong muốn là do ỷ lại viên uống chống nắng mà không có thêm biện pháp chống nắng nào khác như khẩu trang, thoa kem chống nắng khi để làn da bị tiếp xúc với ánh nắng quá lâu. Hơn thế, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược mỹ phẩm Hoa Kỳ (FDA), không có một sản phẩm đường uống nào có thể thay thế được kem chống nắng trong việc bảo vệ da tránh tác hại của ánh nắng mặt trời mà chỉ có tác dụng hỗ trợ cơ thể chống nắng và có thể một phần chống lão hoá từ bên trong. Như vậy, cần phải được nghiên cứu thêm để biết cách sử dụng tối ưu các loại viên uống này và sự an toàn lâu dài của chúng.

Việc hạn chế ra nắng, đeo kính mát, mặc quần áo bảo hộ và bôi kem chống nắng với chỉ số SPF >= 30 chống UVB và PA >= 2+ chống UVA, vẫn là những phương pháp kết hợp chặt chẽ đế chống nắng hiệu quả và đáng tin cậy nhất.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top