<div> <p style="text-align: justify;"><span>Trước thực trạng mặt cầu Thăng Long bị hỏng nặng<i> (Ti</i><i>ề</i><i>n Phong</i> ngày 6/6 đã phản ánh), trao đổi với PV <i>Ti</i><i>ề</i><i>n Phong,</i> ông Trần Hưng Hà, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ 1, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) vừa cho biết, tính đến 20/6, toàn bộ hư hỏng trên mặt cầu Thăng Long đã cơ bản được sửa chữa. Với những đoạn bị ổ gà, sống trâu đơn vị thi công đã thảm bù bê tông nhựa để tạo bằng phẳng. Riêng với những đoạn mặt cầu bị rạn, rách mạng nhện… đơn vị đang yêu cầu nhà thầu cào ra thảm lại để đảm bảo phương tiện đi lại êm thuận.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Đánh giá về việc hư hỏng mặt cầu Thăng Long thời gian qua, ông Hà cho rằng, từ đầu năm đến nay do nắng nóng và mưa nhiều nên việc sửa chữa mặt cầu phải duy trì thường xuyên, liên tục. Riêng trong nửa đầu tháng 6 vừa qua, do có thời điểm nắng nóng lên đến 40 độ, làm lớp bê tông nhựa mặt cầu bị co giãn, gây ra nhiều sống trâu, ổ gà hơn so với thời gian trước đó. Do vậy, việc sửa chữa những diện tích mặt cầu bị hư hỏng trong tháng 6 là một “gói” riêng so với kinh phí chi cho kế hoạch năm.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Về tổng diện tích mặt cầu đã sửa chữa vừa qua, ông Hà cho biết, tính từ đầu năm đến tháng hết tháng 5/2019, đơn vị đã thực hiện sửa chữa trên 1.200m<sup>2</sup> mặt cầu; riêng trong nửa đầu tháng 6 là hơn 500m<sup>2</sup>.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Đề cập nguồn kinh phí duy tu, sửa chữa cầu Thăng Long, một đại diện khác của Cục Quản lý đường bộ 1 cho biết, năm 2019 đơn vị được Tổng cục ĐBVN duyệt chi 1,6 tỷ để duy tu, sửa chữa cầu Thăng Long. Tuy nhiên do từ đầu năm đến nay mặt cầu hư hỏng nhiều, mức độ nghiêm trọng hơn nên chỉ đến tháng 5, đơn vị đã chi hết số tiền này, mục đích chi chủ yếu cho việc sửa chữa mặt cầu. Với toàn bộ khối lượng sửa chữa phát sinh trong tháng 6, đơn vị đang phải “nợ” nhà thầu.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span><strong>Tốn kém gấp 11 lần thông thường</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Cầu Thăng Long được xây dựng theo công nghệ của Liên Xô (cũ) - công nghệ Orthotropic và đưa vào sử dụng năm 1985. Theo ghi nhận, từ năm 2009 mặt cầu tầng 2 bắt đầu xuống cấp, từ đó đến nay mặt cầu liên tục được gia cố sửa chữa, trong đó có 2 lần lập thành dự án sửa chữa lớn với kinh phí trên 100 tỷ đồng.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Thông tin với PV <i>Ti</i><i>ề</i><i>n Phong </i>về phạm vi mặt cầu bị hư hỏng, phải sửa chữa trong các năm vừa qua, đại diện Tổng cục ĐBVN cho biết: Trên 10.500m<sup>2</sup> tương đương khoảng 40% diện tích toàn mặt cầu đã phải sửa. Đề cập nguyên nhân xuống cấp, công tác sửa chữa trong thời gian tới, đại diện Tổng cục cho rằng, do mặt cầu được thảm đã lâu lại thực hiện theo công nghệ của Liên Xô cũ nên giờ thực hiện theo công nghệ này là rất khó. Do vậy, từ năm 2012 đến nay, mặt cầu Thăng Long năm nào cũng phải sửa chữa.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Tuy nhiên khác với việc lập thành dự án như hai lần trước, từ năm 2012 đến nay, Bộ GTVT cho phép thực hiện việc sửa chữa này theo hình thức duy tu, bảo trì hàng năm. Ngoài kinh phí 1,6 tỷ chi cho duy tu, sửa chữa cầu Thăng Long trong năm 2019, theo thông tin chúng tôi có được, từ năm 2012 đến nay, mỗi năm Bộ GTVT đã phải chi cho việc duy tu, sửa chữa 3,3 km cầu Thăng Long khoảng 1,5 tỷ đồng.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Từ số kinh phí 1,6 tỷ đã duyệt chi trong năm 2019, nếu chia bình quân cho 3,3 km cầu Thăng Long, thì một năm mỗi km cầu Thăng Long đang có chi phí duy tu, sửa chữa là 484 triệu đồng. So sánh với mức chi phí, duy tu sửa chữa cả đường và cầu tại tuyến đường cùng tuyến là Võ Văn Kiệt thì mức chi phí, duy tu sửa chữa cầu Thăng Long đang cao gấp 11 lần.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Cụ thể, tuyến đường Võ Văn Kiệt (cầu Thăng Long đi sân bay Nội Bài) có chiều dài 11 km, trên tuyến có 3 cầu vượt vượt sông là cầu Vân Trì, Cà Lồ, Hải Bối, hiện mỗi năm tuyến đường này có chi phí được duyệt chi là khoảng 500 triệu đồng, chia trung bình mỗi km chỉ có 45 triệu đồng/năm.</span></p> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Vì sao năm nào cũng phải sửa cầu Thăng Long?
Với 3km mặt cầu, năm 2019 cầu Thăng Long (Hà Nội) được duyệt kinh phí duy tu, sửa chữa 1,6 tỷ đồng. So với số kinh phí duy tu, sửa chữa thông thường, số kinh phí này đang cao gấp 11 lần.
Thấy gì từ chuyện lao động nhập cư…rời phố, về quê?
Chúng ta đã bao giờ tự hỏi: Tại sao dòng người lao động nhập cư đang dần rời xa các đô thị lớn? Điều này có ý nghĩa gì với tương lai của phát triển đô thị và chính sách quốc gia?
Nguy cơ mất rừng từ dự án du lịch vườn Quốc gia Tam Đảo
Công ty Cổ phần Nam Tam Đảo đang xin đánh giá tác động môi trường dự án Khu du lịch sinh thái số 2, tại Vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc với quy mô rộng 68ha.
Nguy cơ mất an toàn thực phẩm những tháng cuối năm
Thời điểm cuối năm, lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao, các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ dễ dàng xâm nhập và trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất ATTP rất lớn.
ĐBQH: Cần chế tài mạnh hơn với hành vi lan truyền thông tin xấu độc
Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có chế tài mạnh hơn nữa mới đủ sức răn đe với hình thức lan truyền thông tin sai lệch trên mạng xã hội.
Sân bay Long Thành thêm đường cất hạ cánh số 3
Cơ quan thẩm tra nhất trí với các đề xuất của Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Báo chí cần quay về giá trị cốt lõi của mình, làm khác mạng xã hội
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, báo chí cần quay về giá trị cốt lõi của mình, làm khác mạng xã hội và cần đi bằng "hai chân" thì mới giữ được vị thế.
Cơ chế đã có mà vẫn thiếu thuốc, là do thiếu trách nhiệm?
Đại biểu đặt câu hỏi, điểm nghẽn về cơ chế đã tháo gỡ, nhưng vẫn còn tình trạng thiếu thuốc ở một số số cơ sở khám chữa bệnh có phải do thiếu tinh thần trách nhiệm trong đấu thầu?
Mong làm rõ trách nhiệm Bộ Y tế trong quản lý quảng cáo TPCN tràn lan
ĐBQH mong Bộ trưởng Đào Hồng Lan có câu trả lời rõ hơn về trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế trong việc để xảy ra tình trạng quảng cáo, kinh doanh thực phẩm chức năng tràn lan.
Chiến lược giúp Mỹ duy trì ảnh hưởng công nghệ toàn cầu
Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công vượt bậc của các công ty Mỹ trên thị trường toàn cầu.
Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn từ những nắp cống lồi, lõm trên đường
Trên địa bàn TP Hà Nội hiện vẫn tồn tại hàng chục nghìn nắp cống thoát nước, cáp viễn thông... được lắp đặt dưới lòng đường, trong đó nhiều cái qua thời gian cùng sự tác động của sức nặng phương tiện, đã bị hư hỏng, kênh vênh, lồi lõm.
Temu lần 2 bị cáo buộc lừa đảo
Ủy ban châu Âu, Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng quốc gia châu Âu phát hiện Temu có các hoạt động bất hợp pháp như thổi phồng giảm giá và đánh giá sản phẩm.