Vì sao mua bảo hiểm dễ, đòi quyền lợi khó?

Thật không ngoa khi nói rằng mua bảo hiểm ngày nay dễ dàng không khác gì ăn một cái kẹo. Tư vấn viên nhiệt tình, giải thích nhanh gọn và đầy thuyết phục, hợp đồng được soạn sẵn với "quyền lợi trọn đời" nghe như bản nhạc mát tai.
Khách hàng chỉ cần ký tên và mọi thứ dường như hoàn hảo. Cho đến khi xảy ra sự cố, bắt đầu cần đến bảo hiểm, khi đó là lúc nhận ra rằng đang lạc vào mê cung với những điều khoản rối rắm và những "cạm bẫy" đầy bất ngờ. Ký thì dễ nhưng đòi quyền lợi lại khó vô cùng.
Mua bao hiem de, doi quyen loi kho, vi sao?
Ảnh minh họa.
Thử tưởng tượng, chúng ta mua bảo hiểm với tâm lý an tâm rằng mình sẽ được bảo vệ khỏi mọi rủi ro. Nhưng khi rủi ro ập đến, mở hợp đồng ra đọc và ngay lập tức rơi vào một cuộc phiêu lưu kỳ bí. Từng dòng chữ, từng điều khoản trở nên bí hiểm như thể đang cố gắng giải mã một cuốn sách cổ. Mọi thứ mà khách hàng nghĩ rằng mình hiểu hóa ra không phải như vậy.
Các thuật ngữ như "quyền lợi cơ bản," "quyền lợi bổ sung," "giá trị hoàn lại" hay thậm chí là "số tiền bảo hiểm" đột nhiên trở nên mơ hồ, phức tạp đến khó tin. Không ít người đã phải thú nhận rằng dù có trình độ cao, họ vẫn phải… tra từ điển hoặc thuê luật sư để giải thích mới hiểu hết. Ngôn ngữ trong hợp đồng bảo hiểm, vốn được viết theo kiểu văn bản pháp lý, khiến nhiều khách hàng như đang lạc vào một "mê hồn trận".
Có ai từng nghĩ rằng ngôn ngữ trong hợp đồng bảo hiểm có thể kỳ cục đến vậy không? Những thuật ngữ mà nghe qua rất đơn giản, nhưng khi cố gắng hiểu lại giống như đang giải một bài toán cao cấp. "Điều khoản loại trừ" ví dụ như vậy, nghe đơn giản nhưng lại là "quái vật" ẩn mình trong hợp đồng. Khi gặp sự cố và cần bồi thường, khách hàng mới ngã ngửa ra rằng có một loạt điều khoản loại trừ khiến bảo hiểm không hề chi trả. Nhiều người cảm thấy mình như bị "lừa" một cách hợp pháp, bởi điều khoản loại trừ không bao giờ được tư vấn viên nhắc đến rõ ràng khi họ mua bảo hiểm.
Người mua bảo hiểm thường chỉ nhìn vào những quyền lợi sáng sủa được liệt kê trên tờ hợp đồng, còn những điều khoản "cấm cửa" bảo hiểm bồi thường lại thường khó hiểu và chìm nghỉm giữa vô vàn dòng chữ. Đây là một kiểu "bẫy" tinh vi.
Hợp đồng bảo hiểm, trên lý thuyết, là một tài liệu để giúp khách hàng hiểu quyền lợi của mình khi gặp rủi ro. Nhưng thực tế ngược lại: nó thường trở thành một thách thức về trí tuệ với những câu từ rườm rà, không có điểm nhấn. Từng điều khoản trải dài từ trang này sang trang khác, còn các thuật ngữ chuyên ngành thì cứ như đang nhảy múa, chọc tức.
Cỡ chữ trong hợp đồng thì nhỏ xíu, lại được xếp dày đặc như thể nhà in đã cắt giảm ngân sách để tiết kiệm giấy. Nhìn vào hợp đồng, nhiều khách hàng chỉ biết lắc đầu vì chẳng biết mình đang đọc gì. Chưa hết, mỗi lần cố hiểu một điều khoản nào đó, lại phải liên tục lật qua lật lại cả chục trang để đối chiếu.
Nói đến hợp đồng bảo hiểm mà không nhắc đến điều khoản loại trừ, thật thiếu sót. Đây chính là "át chủ bài" mà các công ty bảo hiểm thường tung ra để… từ chối bồi thường cho khách hàng. Điều khoản loại trừ vốn dĩ tồn tại để quy định rõ ràng những trường hợp mà bảo hiểm không chi trả. Nhưng sự mơ hồ trong cách trình bày và cố ý che giấu các chi tiết khiến khách hàng rơi vào thế yếu khi đòi quyền lợi.
Một khách hàng ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với tâm lý an tâm rằng mình được bảo vệ. Nhưng khi yêu cầu bồi thường sau một tai nạn giao thông, anh ta lại nhận được câu trả lời rằng tai nạn này thuộc diện "loại trừ" vì có liên quan đến việc tham gia giao thông quá tốc độ – một điều khoản nhỏ bé mà anh ta không hề được giải thích trước đó. Rõ ràng, điều khoản loại trừ chính là "cửa tử" mà khách hàng không hề hay biết.
Nếu chúng ta nghĩ rằng mua bảo hiểm là một giải pháp tài chính an toàn, thì đó là khi chưa thử... đòi quyền lợi. Việc dễ dàng mua một hợp đồng bảo hiểm không đồng nghĩa với việc sẽ dễ dàng nhận được quyền lợi. Từ những thuật ngữ mơ hồ, bố cục rối rắm cho đến các điều khoản loại trừ vô lý, tất cả đều khiến việc đòi quyền lợi trở thành một trận chiến mệt mỏi.
Điều đáng nói là dù có hàng loạt quy định và nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhưng khi đối mặt với một hợp đồng bảo hiểm phức tạp, khách hàng lại cảm thấy mình như đang "bị lừa" trong thế giới giấy tờ và ngôn ngữ pháp lý.
Nếu các công ty bảo hiểm không thay đổi cách tiếp cận, nếu hợp đồng bảo hiểm vẫn tiếp tục "mập mờ" như vậy, câu chuyện "mua dễ, đòi khó" sẽ còn dài mãi.
Các công ty bảo hiểm cần nghiêm túc nhìn nhận lại cách làm của mình. Khách hàng không phải là những con tốt thí trên bàn cờ pháp lý của bảo hiểm.
>>> Mời độc giả xem thêm video Manulife đồng ý hoàn tiền, khách phải chấm dứt mọi hành động chống lại công ty bảo hiểm:
Theo Đời sống
Tiểu sử tân Chủ tịch nước Lương Cường

Tiểu sử tân Chủ tịch nước Lương Cường

Nhận được tín nhiệm cao từ các đại biểu QH, ông Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước, nhiệm kỳ 2021-2026. Nghị quyết bầu Chủ tịch nước đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, ngày 21/10.
back to top