VEPR hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm 1,2 - 1,5 điểm

(khoahocdoisong.vn) - Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Viện Nghiên Cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 so với các báo cáo trước đây. Ở kịch bản bất lợi, kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ có thể tăng trưởng từ 3,5 - 4,0%.

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa công bố báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 2 và 6 tháng đầu năm 2021. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 6,61% trong quý 2/2021. Các khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đều tăng trong 6 tháng đầu năm. FDI tiếp tục là khu vực đóng góp chính vào tăng trưởng thông qua xuất khẩu.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, có 70.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trung bình mỗi tháng có 11,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Trong 6 tháng đầu năm 2021, ngoài tác động bởi dịch Covid-19, các doanh nghiệp tại Việt Nam phải gánh thêm chi phí sản xuất do giá nguyên vật liệu, chi phí vận tải và giá thuê đất tăng. Cán cân thương mại thâm hụt do nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất của các doanh nghiệp nhằm phục hồi lại quá trình sản xuất. Lãi suất liên ngân hàng đột ngột tăng trở lại kể từ sau tháng hai.

Nhận định về triển vọng kinh tế năm 2021, VEPR cho rằng, tình hình dịch Covid-19 bùng phát trở lại trong giữa và cuối quý 2 đã làm gián đoạn quá trình sản xuất của các doanh nghiệp tại địa phương đang bùng phát dịch. Mặt khác, điểm yếu của kinh tế Việt Nam còn đến từ các rủi ro nội tại như mất cân đối tài khóa lớn, tốc độ và mức độ đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng, còn chậm; sức khỏe hệ thống ngân hàng – tài chính tuy dần được củng cố nhưng còn dễ tổn thương; sự phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng vào khu vực FDI, thiếu tự chủ công nghệ và nguyên liệu; hiệu quả đầu tư công thấp.

Với diễn biến của tình hình bệnh dịch hiện tại, VEPR hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 so với các báo cáo trước đây. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 được dự báo tăng 4,5 - 5,1%, thấp hơn 1,2 - 1,5 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.

Theo VEPR, triển vọng kinh tế những tháng cuối năm phụ thuộc nhiều vào tốc độ và quy mô tiêm chủng văcxin, hiệu quả, phản ứng phụ của các biện pháp phòng chống bệnh dịch, các gói hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng ở trong nước. Nếu dịch bệnh được kiểm soát vào cuối quý 3/2021, việc tiêm chủng được triên khai nhanh chóng và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý 2/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 4,5 - 5,1%.

Ở kịch bản thuận lợi: Dịch bệnh được kiểm soát ngay trong tháng 8/2021, việc tiêm văcxin được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý 1/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 5,4 - 6,1%.

Kịch bản bất lợi diễn ra khi dịch bệnh chưa thể được kiểm soát và các hoạt động kinh tế chưa thể trở lại bình thường cho tới quý 4, quá trình tiêm chủng văcxin được triển khai chậm do thiếu nguồn cung; các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi số được thúc đẩy nhưng dịch vụ, thương mại và thu hút vốn FDI phục hồi chậm. Khi đó, kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ có thể tăng trưởng từ 3,5 - 4,0%.

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top