Uống thuốc suốt đời vì cắt u tuyến giáp

Lấy u tuyến giáp thường sử dụng phẫu thuật nội soi, đây là thủ thuật ít xâm lấn, thời gian phục hồi nhanh. Tuy nhiên, nếu phải cắt cả hai thùy tuyến giáp người bệnh phải uống thuốc suốt đời vì tuyến giáp này không còn mô giáp để sản xuất hormon tuyến giáp nữa.

Hỏi: Mới đây đi khám tôi phát hiện u tuyến giáp và phải cắt khối u cả hai tuyến giáp. Tôi rất lo lắng không biết có rủi ro gì trong phẫu thuật, cắt xong có phải uống thuốc suốt đời không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe, sinh hoạt, công việc hay không?

Lý Văn Sáu (Thái Bình)

Ths.BS Mai Văn Sâm, ĐH Y Hà Nội cho biết, phẫu thuật nói chung, biến chứng chính cho ca mổ là nhiễm trùng và chảy máu, tuy nhiên biến chứng đối với mổ tuyển giáp rất thấp ngoại trừ khả năng độ canxi của người bệnh sẽ giảm xuống thấp do tổn thương các tuyến cận giáp trong khi phẫu thuật hoặc các dây thần kinh thanh quản kiểm soát giọng nói sẽ bị ảnh hưởng.

Nhiều người gặp những vấn đề này tạm thời nhưng sau đó thì hết. Lấy u tuyến giáp thường sử dụng phẫu thuật nội soi, đây là thủ thuật ít xâm lấn, thời gian phục hồi nhanh. Tuy nhiên, nếu phải cắt cả hai thùy tuyến giáp người bệnh phải uống thuốc bổ sung hormone tuyến giáp suốt đời vì tuyến giáp này không còn mô giáp để sản xuất hormon tuyến giáp nữa. Nếu người bệnh không uống sẽ dẫn đến hội chứng suy giáp, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chậm chạp, buồn ngủ, trí nhớ kém.

Người bệnh uống hormon tuyến giáp suốt đời cần lưu ý tuân thủ lịch hẹn khám lại của bác sĩ sau sáu tháng hoặc định kỳ hàng năm để được tư vấn, xét nghiệm các hormon tuyến giáp, điều chỉnh các loại thuốc phù hợp. Trong quá trình sử dụng thuốc, sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh diễn ra bình thường.

PV ghi

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top