Ứng dụng Messenger của Facebook sẽ được nâng cấp bảo mật "lạ”

Mới đây, công ty công nghệ Mỹ Meta thông báo rằng công ty dự kiến sẽ kích hoạt mã hóa đầu cuối mặc định cho Messenger trước cuối năm nay.

Mục tiêu nhằm tăng cường tính bảo mật của ứng dụng và giúp mọi người thêm tin tưởng rằng, tin nhắn cá nhân của họ sẽ được giữ ở chế độ riêng tư. Những thay đổi này là một phần trong “tầm nhìn tập trung vào quyền riêng tư của mạng xã hội” của CEO Mark Zuckerberg đã được công bố vào năm 2019, mặc dù kể từ đó nó đã gặp phải những thách thức kỹ thuật đáng kể, khiến kế hoạch bị trì hoãn một năm.

Timothy Buck, giám đốc sản phẩm của Messenger cho biết: “Giống như nhiều dịch vụ nhắn tin, Messenger và Instagram DM ban đầu được thiết kế để hoạt động thông qua máy chủ. Các máy chủ xử lý nội dung tin nhắn giữa hai người, đóng vai trò là nguồn thông tin trung tâm và đảm bảo những người dùng đang giao tiếp đều nhìn thấy nội dung giống nhau, cho dù đó là văn bản, biểu tượng cảm xúc hay video. Tuy nhiên, việc bổ sung lớp mã hóa có nghĩa là toàn bộ hệ thống phải được thiết kế lại để máy chủ không thể xử lý hoặc xác thực nội dung tin nhắn, đồng thời đảm bảo gửi tin nhắn kịp thời".

Công ty có trụ sở tại Menlo Park cho biết, họ đã thiết lập cơ sở hạ tầng mới về môđun bảo mật phần cứng (Hardware security module) để duy trì mã hóa đầu cuối và cho phép người dùng truy cập lịch sử tin nhắn của họ thông qua các biện pháp bảo vệ như mã PIN.

Meta lưu ý thêm rằng họ đã xây dựng lại hơn 100 tính năng trong Messenger, bao gồm chia sẻ liên kết đến các trang web bên ngoài như YouTube mà không vi phạm các biện pháp bảo vệ mã hóa. Một ví dụ về cách xây dựng lại Messenger là khi mọi người chia sẻ các liên kết bên ngoài như video Youtube. Không giống như kịch bản trước mã hóa đầu cuối, máy chủ sẽ truy cập và truy xuất thông tin trực tiếp từ YouTube và hiển thị cho người dùng hình ảnh của video dưới dạng bản xem trước. Đó là lý do tại sao đôi khi phải mất một giây ngắn ngủi để tải. Tuy nhiên, trong cuộc trò chuyện có mã hóa đầu cuối, ứng dụng trên điện thoại của người dùng sẽ truy cập Youtube và khi người dùng nhấn gửi, ứng dụng sẽ mã hóa toàn bộ gói và gửi nó đến người nhận.

Buck cho biết: “Khi chúng tôi tiếp tục tăng quy mô thử nghiệm và chuẩn bị triển khai dịch vụ nâng cấp, mọi người sẽ cần cập nhật ứng dụng của họ lên bản dựng gần đây để truy cập mã hóa đầu cuối mặc định. Đây là lý do tại sao sẽ mất nhiều thời gian hơn dự đoán ban đầu của chúng tôi để chuyển tất cả tin nhắn sang mã hóa đầu cuối".

Đây không phải là lần đầu tiên Meta tính toán tới việc mã hóa đầu cuối các cuộc trò chuyện trên Messenger. Trước đó, công ty này cũng đã từng thử nghiệm với tính năng “cuộc trò chuyện bí mật” vào năm 2016.

Năm 2021, công ty giới thiệu một tùy chọn tương tự cho cuộc gọi thoại và video trên ứng dụng của mình. Meta cũng đã thực hiện một động thái tương tự để cung cấp tùy chọn mã hóa đầu cuối cho các cuộc trò chuyện và cuộc gọi nhóm vào tháng 1.2022.

Vào tháng 8.2022, Meta bắt đầu thử nghiệm mã hóa đầu cuối cho các cuộc trò chuyện cá nhân.

Theo Đời sống
Có gì mới trong macOS Sequoia?

Có gì mới trong macOS Sequoia?

Apple đã chính thức giới thiệu macOS 15 Sequoia, phiên bản mới nhất của hệ điều hành dành cho máy Mac. macOS Sequoia là một bản cập nhật miễn phí, có thể được tải xuống trên các dòng máy.
Bluetooth 6.0 ra mắt có gì mới?

Bluetooth 6.0 ra mắt có gì mới?

Mới đây, tại sự kiện IFA 2024, Bluetooth Special Interest Group đã tạo ra dấu ấn riêng khi giới thiệu kết nối Bluetooth 6.0- một tiêu chuẩn mới giúp thay đổi thiết bị giao tiếp.
back to top