Từ vụ trẻ bị bỏng vì máy chạy bộ: Bác sĩ khuyến cáo gì?

Dù bị bỏng do bất kỳ tác nhân nào cũng phải ngay lập tức phải làm dịu vết thương bằng cách dùng nước mát ngâm, xối ngay vào phần bị bỏng. Công đoạn này xử lý càng sớm, nhanh vết bỏng càng đỡ bị phù nề, ít để lại di chứng.

Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích.

Để ngăn ngừa và phòng chống tai nạn gây bỏng ở trẻ em, người lớn lưu ý theo dõi và kiểm soát chặt chẽ hành vi của trẻ nhỏ, nhất là trẻ đang tập bò và chập chững đi. Ngoài ra, cần để các vật dụng nóng, các chất dễ cháy, các chất dễ phát sinh lửa, đồ điện ở nơi an toàn, ngoài tầm với của trẻ nhỏ; kiểm tra độ nóng của nước trong các bồn tắm cho trẻ nhỏ, không để trẻ tự vặn vòi nước nóng. Riêng đối với trẻ em đã nhận thức được, các bậc phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở trẻ về cách phòng tránh tai nạn bỏng.

Theo các bác sĩ chuyên khoa bỏng, nguyên nhân gây bỏng chủ yếu là tai nạn trong sinh hoạt, trong đó, 75% là do nước sôi, các loại canh, mì, xúp, cháo nóng; 15% do lửa như xăng, cồn, than, bếp tro; còn lại là do điện, hóa chất.

Ảnh minh họa. - Ảnh: internet.

Ảnh minh họa. - Ảnh: internet.

Cách sơ cấp cứu đúng khi trẻ bị bỏng nhiệt

Chuyên gia cũng cho biết, sơ cứu bỏng đúng sẽ giúp giảm thương tổn gây ảnh hưởng tới tâm lý, thẩm mỹ, chức năng của trẻ. Theo đó, khi trẻ bị bỏng, cha mẹ nên thực hiện các bước sơ cấp cứu như sau:

Bước 1: Loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt; Nhanh chóng loại bỏ tác nhân gây bỏng.

Đặt trẻ ở nơi an toàn, thoáng, khô ráo để có thể thực hiện sơ cứu ban đầu. Nhanh chóng cắt quần áo, vòng, nhẫn trước khi phần bỏng sưng nề.

Bước 2: Đánh giá ban đầu, đảm bảo chức năng sống; Tình trạng ý thức (tỉnh hay không tỉnh); Đường thở (thông thoáng hay tắc nghẽn); Tình trạng hô hấp (khó thở, ngừng thở không); Tuần hoàn: mạch ngoại vi còn hay không; Phát hiện chấn thương kết hợp: như gãy xương hoặc chấn thương sọ não, chảy máu…

Tiến hành xử trí cấp cứu phù hợp với các tổn thương của trẻ.

Bước 3: Nhanh chóng ngâm vùng bỏng vào nước sạch.

Ngâm vùng bỏng càng sớm càng tốt (tốt nhất trong vòng 1giờ đầu). Vừa ngâm rửa vùng bỏng, vừa dùng gạc lau nhẹ để làm trôi dị vật, bùn đất bám vào vết bỏng tránh làm tổn thương thêm da vùng bỏng. Có thể đắp các khăn ẩm lên vùng bị bỏng.

Không sử dụng đá lạnh, nước đá để ngâm rửa hay chườm lên vết bỏng

Thời gian ngâm rửa thường từ 15 phút– 45 phút cho tới khi hết đau rát.

Sử dụng nước lạnh sạch, nhiệt độ từ 16 đến 20 độ là tốt nhất… Tận dụng nguồn nước sạch sẵn có ngay tại nơi bị nạn như nước máy, nước mưa, nước giếng.

Lưu ý: Chú ý chỉ ngâm rửa vùng bị bỏng còn những vùng khác của cơ thể cần được giữ ấm, nhất là mùa đông. Đặc biệt với trẻ em, người già, khi thời tiết lạnh, khi diện tích bỏng rộng: cần rút bớt thời gian ngâm nước, đề phòng nhiễm lạnh.

Bước 4: Che phủ tạm thời vết bỏng: Che phủ vết bỏng bằng gạc sạch hoặc vải sạch, có thể dùng khăn mặt, khăn tay, vải màn sạch…; Băng ép vết bỏng vừa phải bằng băng cuộn, băng vải, băng thun.

Bước 5: Ủ ấm, bù nước điện giải sau bỏng; Bù nước điện giải bằng đường uống (uống orseol, nước chè đường ấm, nước cháo loãng, nước khoáng…); Ủ ấm cho trẻ; Giảm đau cho trẻ.

Bước 6: Vận chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Sau khi sơ cứu vết bỏng cần đưa trẻ đến cơ sở Y tế để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng cho trẻ.

Cách phòng tránh bỏng cho trẻ

Không cho trẻ chơi, nô đùa ở nơi đang nấu ăn hoặc các nơi gần nguồn điện, dây dẫn điện, ổ cắm điện…;Tránh để dụng cụ đựng nước nóng trong tầm tay với của trẻ em như nồi canh, phích nước, vòi nước nóng, bàn là đang nóng, ống xả xe máy, hơi nồi cơm điện…

Khi di chuyển nước nóng, thức ăn mới nấu,… cần tránh xa trẻ để trẻ không va đụng; Luôn luôn kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống; Cất giữ các chất dễ gây cháy bỏng vào tủ có khóa hoặc để ở những nơi ngoài tầm tay với của trẻ em.

Không được để trẻ nhỏ tiếp xúc với diêm quẹt, bật lửa, lửa, nước sôi, thức ăn nóng, bếp lửa đang đun nấu, cồn, xăng, hóa chất…;Không nên để trẻ tự tắm với vòi nước nóng lạnh, luôn luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi trẻ tắm rửa.

Luôn trông chừng trẻ đúng cách, cần thường xuyên để ý đến trẻ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.Và điều quan trọng nhất để phòng tránh tai nạn bỏng hiệu quả cho trẻ, đó là cần nâng cao ý thức "phòng bệnh hơn chữa bệnh" từ mỗi gia đình để đảm bảo an toàn sức khoẻ của trẻ./.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top