Từ tháng 4/2022, áp dụng hóa đơn điện tử tại 57 tỉnh, thành phố

Đây là quy định mới được Bộ Tài chính ban hành tại Quyết định số 206/QĐ-BTC về việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn 57 tỉnh, thành phố.

Cụ thể, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương áp dụng hóa đơn điện tử từ tháng 4/2022 gồm: Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái…

hoa-don-dien-tu(1).jpg
Từ tháng 4/2022, áp dụng hóa đơn điện tử tại 57 tỉnh, thành phố.

Theo Bộ Tài chính cho biết, việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại 57 tỉnh, thành phố thực hiện theo quy định về hóa đơn điện tử tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC.

Bộ Tài Chính yêu cầu, Cục Thuế 57 tỉnh, thành phố có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh, thành phố thành lập Ban chỉ đạo triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại địa phương do lãnh đạo tỉnh, thành phố làm trưởng ban và thành viên là đại diện lãnh đạo của Cục Thuế và các sở, ban, ngành có liên quan.

Bên cạnh đó, Cục Thuế các địa phương rà soát, phân loại người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn là đối tượng sử dụng các loại hoá đơn điện tử theo quy định để thông báo đến từng đơn vị các nội dung ngay từ ngày bắt đầu triển khai thực hiện.

Cùng với đó, chuẩn bị điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện việc lập, chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, gửi hóa đơn điện tử cho người mua và các nội dung khác về quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.

Đồng thời, thành lập Trung tâm điều hành triển khai và công bố đường dây nóng tại Cục Thuế và Chi cục Thuế để tiếp nhận và hỗ trợ người nộp thuế triển khai hoá đơn điện tử. Thường xuyên rà soát, nắm bắt các vướng mắc trong quá trình chuẩn bị và trong thời gian đầu thực hiện hóa đơn điện tử để xử lý ngay các vướng mắc phát sinh tại địa phương.

Riêng đối với những vấn đề vượt thẩm quyền, báo cáo UBND tỉnh, thành phố, Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính để tháo gỡ kịp thời.

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
back to top