Trời mưa bật điều hòa có sao không?

Nhiều người lo lắng khi trời mưa bật điều hòa sẽ ảnh hưởng tới cục nóng và chất lượng không khí trong nhà nên băn khoăn không biết có nên bật máy lạnh khi trời mưa không?

Theo các chuyên gia, hầu hết cục nóng điều hòa được lắp đặt ở ngoài trời và được làm từ những chất liệu vô cùng bền bỉ, có khả năng chịu được những kiểu thời tiết khắc nghiệt như nắng, mưa hoặc thậm chí là mưa đá mà không lo bị gỉ sét, hỏng hóc.

Không chỉ vậy, cánh tản nhiệt của dàn nóng cũng được thiết kế đặc biệt, giúp không khí dễ dàng lưu thông bên trong cục nóng, làm khô hơi ẩm. Do đó, khi trời mưa, bạn cũng không cần phải quá lo lắng cho bộ phận này.

Tuy nhiên, người dùng không nên để vị trí quá thấp - gần mặt đất, để tránh hiện tượng ngập nước khiến điều hòa không thể hoạt động được.

Mặc dù bật điều hòa khi trời mưa không làm ảnh hưởng đến cục nóng điều hòa, thế nhưng bạn lại cần lưu ý rằng, việc che chắn cục nóng quá kín sẽ làm hơi nước bị tích tụ, tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi, ăn mòn các bộ phận kim loại, gây hỏng hóc bộ phận này. Vì vậy, tốt nhất, nếu bạn muốn che chắn cục nóng thì nên dùng các loại nắp điều hòa được thiết kế chuyên dụng.

Vị trí đặt cục nóng rất quan trọng, đặt cục nóng đúng cách giúp sản phẩm lạnh sâu hơn, tiết kiệm điện hơn, và đãm bảo vận hành ổn đinh lâu dài./.

Trong quá trình sử dụng điều hòa khi trời mưa bạn cần lưu ý thêm 1 số vấn đề sau:

Nên tắt hệ thống điều hòa khi có bão, bạn nhớ tắt điều hòa bằng cả điều khiển lẫn aptomat chứ đừng chỉ tắt bằng điều khiển thôi.

Khi cơn lũ hay giông bão đi qua, bạn nên nhờ thợ sửa chữa điều hòa chuyên nghiệp kiểm tra, bảo dưỡng điều hòa trước khi đưa vào sử dụng lại.

Sau những trận mưa bão lớn, bạn cũng nên vệ sinh cục nóng của điều hòa.

Vào thời điểm mưa bão nhiều, bạn nên dùng nắp điều hòa không khí chuyên dụng để bảo vệ cục nóng điều hòa.

Theo Đời sống
Vì sao hồ nước thường được xây hình bán nguyệt?

Vì sao hồ nước thường được xây hình bán nguyệt?

Hồ bán nguyệt, hay còn gọi hồ hình trăng lưỡi liềm, thường được xây dựng trong các không gian quan trọng như đình, chùa, cung điện, cả nhà ở, nhằm tạo ra sự thịnh vượng, cân bằng âm dương và sự điều hòa về năng lượng trong không gian sống.
back to top