Trên Trái Đất có khoảng 9200 loài cây chưa được phát hiện, nghiên cứu

Một công trình nghiên cứu với sự tham gia của hơn 100 nhà khoa học trên toàn cầu và cơ sở dữ liệu rừng lớn nhất được tập hợp ước tính, có khoảng 73.000 loài cây trên Trái Đất, trong đó có khoảng 9.200 loài chưa được nghiên cứu.

Con số ước tính toàn cầu cao hơn khoảng 14% so với số những loài cây được biết đến hiện nay. Nghiên cứu cho thấy, hầu hết các loài chưa được phát hiện đều rất hiếm, số lượng rất thấp và không gian phân bố hạn chế.

Những kết quả nghiên cứu làm nổi bật tính dễ tổn thương của đa dạng sinh học rừng toàn cầu trước những hoạt động của con người, đặc biệt trong phá rừng, sử dụng đất và gây biến đổi khí hậu, đe dọa sự tồn tại của các loài cây, được phân loại quý hiếm.

Nhà sinh thái rừng Peter ReichReich, Giám đốc Viện Sinh học Thay đổi Toàn cầu tại Trường Môi trường và Tính bền vững thuộc Đại học Michigan (U-M) cho biết: “Bằng giái pháp thiết lập một tiêu chuẩn định lượng, nghiên cứu này đóng góp vào những nỗ lực bảo tồn rừng và cây cối, phát hiện những loại cây mới và các loài liên quan ở một số khu vực nhất định trên thế giới.

Trong công trình nghiên cứu, các nhà khoa học kết hợp dữ liệu về độ phong phú và sự xuất hiện cây từ hai bộ dữ liệu toàn cầu - một từ Sáng kiến ​​Đa dạng Sinh học Rừng Toàn cầu và một từ TREECHANGE - sử dụng dữ liệu về các lô rừng được thống kê trên toàn cầu. 

Sau khi kết hợp các bộ dữ liệu, nhóm nhà nghiên cứu sử dụng các phương pháp thống kê mới, ước tính tổng số từng loài cây ở quy mô quần xã sinh vật, lục địa và toàn cầu, bao gồm cả những loài chưa được các nhà khoa học phát hiện và mô tả. Quần xã sinh vật là một kiểu quần xã sinh thái chính như rừng mưa nhiệt đới, rừng taiga hay xavan (rừng thảo nguyên).

Theo ước tính thận trọng của nhóm nghiên cứu, tổng số loài cây trên Trái đất là 73 274, có khoảng 9 200 loài cây chưa được các nhà khoa học phát hiện và nghiên cứu, kết quả này có được do nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu rộng lớn và những phương pháp thống kê tiên tiến để ước tính sự đa dạng các loại cây. 

Khoảng 40% các loài cây chưa được phát hiện, chủ yếu ở Nam Mỹ, có ý nghĩa đặc biệt đối với sự đa dạng cây cối toàn cầu. Nam Mỹ cũng là lục địa có số loài cây quý hiếm ước tính cao nhất (khoảng 8 200) và tỷ lệ ước tính cao nhất (49%) các loài cây đặc hữu lục địa (các loài chỉ sinh trưởng ở lục địa đó).

Các địa bàn những loài cây Nam Mỹ chưa được phát hiện là những khu rừng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới lưu vực Amazon, các khu rừng Andean ở độ cao từ 1 000 m đến 3 500 m.

Ngoài 27.000 loài cây đã biết ở Nam Mỹ, có thể còn 4.000 loài khác chưa được phát hiện. Hầu hết những cây này là đặc hữu, nằm ở các địa bàn đa dạng lưu vực sông Amazon và vùng giao tiếp Andes-Amazon. Đặc điểm này khiến việc bảo tồn rừng trở thành ưu tiên hàng đầu ở Nam Mỹ, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc khủng hoảng rừng nhiệt đới hiện nay do các tác động của con người như phá rừng, hỏa hoạn và biến đổi khí hậu.

Ngoài việc cung cấp gỗ, củi, sợi và các sản phẩm khác, rừng làm sạch không khí, lọc nước và giúp con người kiểm soát xói mòn và lũ lụt. Rừng là khu vực bảo tồn đa dạng sinh học, lưu trữ carbon và thúc đẩy quá trình hình thành đất và chu kỳ dinh dưỡng đất. Rừng là lá phổi duy trì sự tồn tại và phát triển của loài người.

Theo sciencedaily
Tràn lan rác thải ô nhiễm vùng ven đô Hà Nội

Tràn lan rác thải ô nhiễm vùng ven đô Hà Nội

Nhiều vị trí đất trống ven đô Hà Nội được “tận dụng” làm bãi chứa rác thải không đúng quy định. Rác không được phân loại, bốc mùi hôi thối, bủa vây khu dân cư. Thậm chí, rác được đốt trực tiếp, tạo ra luồng khói ô nhiễm, ngột ngạt.
back to top