Trào lưu dùng người dẫn chương trình truyền hình bằng A.I tại châu Á

Giờ đây, khi trí tuệ nhân tạo đang gây nên một "cơn sốt" trên toàn cầu, với ngày càng nhiều sản phẩm được tích hợp trí tuệ nhân tạo, trào lưu người dẫn chương trình ảo tích hợp A.I đã xuất hiện tại nhiều đài truyền hình ở châu Á.

Nhân viên dẫn chương trình truyền hình bằng A.I của Ấn Độ

Vào tháng 4, một chatbot A.I lần đầu tiên đã được ra mắt dẫn tin tức trên truyền hình ở Ấn Độ có tên gọi là “Sana”. Người dẫn chương trình ảo này có làn da trắng và mái tóc đen dài, làm nhiệm vụ đọc những tin tức nổi bật trên kênh tin tức tiếng Hindi Aaj Tak thuộc sở hữu của India Today, một trong những hãng truyền thông lớn nhất trong nước.

Mới đây, Sana đã làm nên lịch sử trên chương trình giờ vàng của Aaj Tak khi trình bày một bản tin hoàn toàn bằng tiếng Pháp, đánh dấu một bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực truyền thông của đất nước này.

Khả năng mới nhất của Sana xuất hiện cùng thời điểm với chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Modi tới Pháp. Điều này có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 25 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Pháp. Cùng theo xu hướng này, nhiều kênh truyền hình khác trên toàn quốc cũng đã giới thiệu những người dẫn chương trình tin tức do A.I cung cấp.

Sau Sana, đài truyền hình Odisha TV ở miền Đông Ấn Độ cũng đã công bố một chatbot tương tự có tên Lisa, dẫn tin tức bằng ngôn ngữ địa phương tiếng Odia.

Lisa là người dẫn chương trình A.I cho Odisha TV.

Lisa là người dẫn chương trình A.I cho Odisha TV.

Người đứng đầu kênh, Jagi Mangat Panda, gọi khoảnh khắc đó là "một cột mốc quan trọng trong lĩnh vực truyền hình và báo chí số" và cho biết vai trò của “Lisa” sẽ liên quan đến việc thực hiện công việc lặp đi lặp lại "để những người đưa tin có thể tập trung vào công việc sáng tạo nhằm mang đến những tin tức chất lượng hơn".

“Lisa” cũng có thể cung cấp tin tức bằng nhiều ngôn ngữ địa phương của Ấn Độ. Ngay cả kênh Power TV của Ấn Độ, một kênh tiếng Kannada, cũng đã thực hiện một bước đi đột phá tương tự. Kênh đã giới thiệu người dẫn chương trình AI của riêng mình, Soundarya.

Đài Loan

Đài truyền hình FTV News của Đài Loan gần đây cũng đã giới thiệu một người dẫn chương trình thời tiết A.I vào ngày 3/7 vừa qua. Sau 6 tháng phát triển, nhân viên dẫn chương trình thời tiết AI này, chưa được đặt tên, được tạo ra bằng công nghệ của Công ty Toàn cầu Trí tuệ nhân tạo (AIGC), cho phép nó tạo ra hình ảnh con người giống như thật.

Cũng như những người dẫn chương trình ảo khác, nhân viên AI ở Đài Loan cũng có thể học hỏi từ các chương trình phát sóng trước đây của mình, cải thiện cách nói, tạm dừng, nhịp điệu và cách trình bày tổng thể. Ngoài ra, kênh Đài Loan này cung cấp cho nhân vật AI một kịch bản tin tức hàng ngày để “thực hành”, phù hợp với từng tình huống cụ thể.

Đài truyền hình FTV News của Đài Loan cũng đã giới thiệu một người dẫn chương trình thời tiết A.I.

Đài truyền hình FTV News của Đài Loan cũng đã giới thiệu một người dẫn chương trình thời tiết A.I.

Kuwait: Người dẫn chương trình tin tức A.I đầu tiên của Trung Đông

Bên cạnh Ấn Độ và Indonesia, một công ty truyền thông Trung Đông cũng nhân cơ hội này ra mắt người dẫn chương trình tin tức ảo đầu tiên của mình vào tháng 4 vừa qua. Người dẫn chương trình A.I “Fedha” đã xuất hiện trên tài khoản Twitter của Kuwait News và nó đã tạo ra vô số phản ứng trên mạng xã hội.

Trong khi một số ca ngợi người dẫn chương trình ảo là một sự đổi mới, những người khác bày tỏ lo ngại về đạo đức của việc sử dụng A.I trong các phòng tin tức.

Malaysia

Ngay cả ở Malaysia, làn sóng A.I tạo sinh cũng đã bắt đầu lan tỏa trong các hoạt động của tòa soạn. Hai nhân viên ảo A.I đã được giới thiệu vào tháng 5 năm nay tại một trong những tổ chức tin tức truyền hình hàng đầu của quốc gia này, Astro Awani.

Joon là một nhân viên A.I xuất hiện trên kênh 501 của Astro Awani, trình bày các bản tin tin tức bằng tiếng Malaysia trong các buổi phát sóng tin tức buổi tối. Monica, người có diện mạo của người Scandinavi, tham gia thảo luận về chương trình trò chuyện Chương trình nghị sự AWANI mỗi tối cùng ngày.

Theo Tổng biên tập của Astro AWANI, Ashwad Ismail, sự phát triển của các người dẫn chương trình A.I như Joon và Monica có tầm quan trọng đáng kể. Mặc dù chúng không nhằm mục đích thách thức hoặc thay thế những tài năng hiện có của con người, nhưng chúng nhằm mục đích nâng cao và củng cố chất lượng của các cá nhân con người và các sản phẩm mà họ tạo ra.

Những tranh cãi khi sử dụng người dẫn chương trình ảo tích hợp A.I

Việc sử dụng người dẫn chương trình ảo đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận lẫn các chuyên gia về truyền thông.

Ưu điểm không thể chối cãi của người dẫn chương trình ảo đó là có thể làm việc liên tục mà không cần nghỉ ngơi, giúp nâng cao hiệu quả làm việc và giảm chi phí sản xuất chương trình truyền hình. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng việc sử dụng người dẫn chương trình ảo với giọng đọc bằng máy sẽ làm mất đi sự hấp dẫn và lôi cuốn của các chương trình truyền hình, người xem sẽ cảm thấy nhàm chán khi không còn nhìn thấy được những biểu cảm thực sự của con người trước những tin tức chấn động hoặc gây sốc. Chắc chắn đối tượng lo ngại nhất khi xuất hiện người dẫn chương trình ảo đó là những biên tập viên, dẫn chương trình tại các đài truyền hình, khi họ đối mặt với nguy cơ bị A.I chiếm mất công việc.

Dù vậy, trên thực tế để A.I có thể thay thế hoàn toàn con người trong công việc dẫn chương trình truyền hình vẫn cần rất nhiều thời gian. Điều đó chưa thể xảy ra ở thời điểm hiện tại.

Theo Đời sống
Có gì mới trong macOS Sequoia?

Có gì mới trong macOS Sequoia?

Apple đã chính thức giới thiệu macOS 15 Sequoia, phiên bản mới nhất của hệ điều hành dành cho máy Mac. macOS Sequoia là một bản cập nhật miễn phí, có thể được tải xuống trên các dòng máy.
back to top