<div> <p><span>Trung Quốc</span> đã triển khai mạng lưới cảm biến và khả năng liên lạc giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.</p> <p>Những khả năng này là một phần trong mạng lưới thông tin đại dương xanh được phát triển bởi Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc (CETC), <em>Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI)</em> của CSIS cho biết.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Tranh chap Bien Dong anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/06/29/znews-photo-zadn-vn_z_amti_2.jpg" title="Tranh chấp Biển Đông ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Một trạm E nổi đang được đưa xuống biển vào tháng 4/2018. Ảnh: <em>CSIS/AMTI/MAXAR.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Mạng lưới này được lắp đặt ở phía bắc Biển Đông trong giai đoạn 2016-2019 và được gọi là hệ thống thử nghiệm kỹ thuật. Tuy nhiên, kế hoạch tương lai cho mạng lưới thông tin đại dương xanh liên quan đến việc mở rộng mạng lưới cảm biến và thông tin liên lạc đến phần còn lại của Biển Đông, biển Hoa Đông và các khu vực đại dương cách xa lãnh thổ Trung Quốc.</p> <p>Các thành phần dễ thấy nhất của mạng lưới này là hai loại trạm thông tin tích hợp nổi (IIFP) và trạm chuyển tiếp thông tin tích hợp dựa trên rạn san hô (IRBIS), còn gọi là các trạm E.</p> <p>Trước đó <em>AMTI</em> xác định một trong những hệ thống IRBIS đã được triển khai trên Đá Bông Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 2018.</p> <h3>Tăng cường triển khai trạm nổi và cố định</h3> <p>Tính đến tháng 6, CETC đã triển khai 5 trạm nổi xung quanh đảo Hải Nam cùng với trạm cố định tại Đá Bông Bay. Một trạm cố định khác đang được chế tạo tại khu vực sản xuất của CETC trên đảo Hải Nam.</p> <p>Tại trụ sở của CETC ở Bắc Kinh có một trạm cố định, có thể là nguyên mẫu sử dụng trong quá trình nghiên cứu và phát triển. <em>AMTI</em> đã xác định ngày triển khai cho mỗi trạm E bằng hình ảnh vệ tình từ Planet và Maxar.</p> <p>Bằng cách theo dõi khi mỗi trạm rời khỏi cơ sở sản xuất của CETC và sau đó đến các địa điểm. <em>AMTI</em> có thể xác định vị trí của mỗi trạm. Vào tháng 3/2013, CETC đã triển khai trạm E nổi đầu tiên mang số hiệu FT3001, cách bờ biển phía đông đảo Hải Nam 10 hải lý.</p> <p>Đầu năm 2017, 4 trạm khác với số hiệu từ FT3002 đến FT3005 được chế tạo tại cơ sở sản xuất của CETC. Mỗi trạm được đưa xuống mặt nước bằng cần cẩu nổi, trước khi kéo đi để lắp đặt. Vệ tinh của Maxar đã chụp được quá trình trạm FT3004 đang được đưa xuống mặt nước vào ngày 4/4/2018.</p> <p>Cuối năm 2017, CETC đã chế tạo 2 trạm E cố định lắp trên các rạn san hô. Một trong số đó đã được lắp trên Đá Bông Bay vào tháng 4/2018, trạm thứ 2 vẫn đang ở cơ sở sản xuất kể từ ngày 2/6.</p> <p>CETC cũng đã chứng minh rằng các trạm nổi có thể được di dời trong ít nhất một tuần. Vào tháng 3/2019, CETC đã di chuyển trạm FT3002 từ phía nam đảo Hải Nam đến cuối eo biển Quỳnh Châu, vị trí ngăn cách đảo với đại lục.</p> <p>CETC cũng đăng một bức ảnh lên truyền thông xã hội để ca ngợi những nỗ lực của các nhân viên trong việc di dời nó. 3 tháng sau, CETC đã chuyển trạm FT3003 đến đầu eo biển, cách trạm FT3002 khoảng 30 hải lý về phía đông. Hai trạm này có thể giám sát toàn bộ giao thông hàng hải qua eo biển Quỳnh Châu.</p> <h3>Năng lực các trạm này như thế nào?</h3> <p>Đầu năm 2016, vào khoảng thời gian triển khai trạm nguyên mẫu của mình, CETC đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế liên quan đến hệ thống giám sát thông tin nổi ở Trung Quốc và <span>Mỹ</span>. Đơn xin cấp bằng sáng chế của CETC mô tả một cách chi tiết về trạm nổi và các hệ thống con của nó.</p> <p>Trạm nổi có chiều cao 34 m, gồm tầng nổi trên mặt nước và phần chìm dưới nước. Năng lượng cho trạm được cung cấp bởi các tấm pin năng lượng Mặt Trời. Một máy phát điện chạy bằng khí gas có thể cung cấp năng lượng dự phòng khi cần thiết. Năng lượng gió và sóng cũng được tùy chọn dưới dạng năng lượng sạch, theo mô tả của CETC.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Tranh chap Bien Dong anh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2020/06/29/znews-photo-zadn-vn_z_amti_1.jpg" title="Tranh chấp Biển Đông ảnh 2" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Một trạm cố định được đặt bên cạnh Viện nghiên cứu thông tin đại dương CETC. Ảnh: <em>CSIS/AMTI/MAXAR.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Hai trạm nổi và cố định đều có chung mục đích lắp đặt một số cảm biến khác nhau và hoạt động như một trạm chuyển tiếp thông tin mà chúng thu thập được. Tuy nhiên, đơn xin cấp bằng sáng chế cho trạm chỉ cung cấp các tài liệu tham khảo về các thiết bị quan sát chung có thể được sử dụng để thu thập dữ liệu về môi trường, như dòng hải lưu, áp suất không khí, nhiệt độ và độ mặn.</p> <p>Tài liệu không đề cập đến các hệ thống giám sát dưới nước như sonar, thiết bị thu âm dưới nước có thể được hỗ trợ bởi trạm nổi, nhưng có một lưu ý thiết bị quan sát và phụ trợ khác phù hợp với giám sát vùng nước có thể được lắp đặt thêm.</p> <p>Tài liệu chỉ ra rằng phần lớn chức năng liên lạc của trạm dựa vào cảm biến lắp ở phần trên của trạm, gồm ăng ten liên lạc vệ tinh băng tần KU, băng tần L, ăng ten liên lạc vô tuyến và ăng ten truyền thông di động.</p> <p>Hệ thống cảm biến gồm ăng ten phát sóng giám sát phụ thuộc tự động (ADS-B), hệ thống nhận dạng tự động (AIS) và radar tìm kiếm mục tiêu trên không và trên biển cở nhỏ.</p> <p>Theo tài liệu của CETC, radar lắp trên trạm bị giới hạn bởi đường chân trời cũng như công suất của nó. Radar của trạm được giới thiệu là có thể phát hiện máy bay không người lái có mặt cắt radar khoảng 1,8 m2 ở cự ly 30 hải lý.</p> <p>Theo <em>AMTI</em>, trạm nổi của Trung Quốc sở hữu khả năng mà các trạm của nước khác không có, đó là sự hiện diện của ăng ten nhiệt đới, còn gọi là phân tán tầng đối lưu. Ăng ten nhiệt đới cho phép liên lạc qua đường chân trời bằng cách phân tán tín hiệu vi sóng ra khỏi nước và bụi trong khí quyển. Hệ thống này có thể liên lạc trong phạm vi hơn 200 hải lý.</p> <p>Theo mô tả của CETC các trạm E nổi và cố định là một phần của Mạng lưới thông tin đại dương xanh, có thể bao gồm các thành phần như phao đại dương, cảm biến cố định dưới nước, sonar, cảm biến thu âm dưới nước, máy bay không người lái, phương tiện không người lái dưới nước.</p> <p>Ngoài các trạm E nổi và cố định, <em>AMTI</em> không thể xác minh các thành phần khác của mạng lưới đã được triển khai hay chưa.</p> <p>Một trung tâm xử lý dữ liệu cho mạng lưới đã được xây dựng tại Viện Nghiên cứu đại dương CETC, nằm trong khu công nghiệp Clearwater Bay ở Lăng Thủy, đảo Hải Nam. Bên cạnh trung tâm có một trạm E cố định.</p> <h3>Nguy cơ lớn với tranh chấp Biển Đông</h3> <p>Các trạm nổi và cố định cũng như các thành phần khác trong mạng lưới thông tin đại dương xanh của Trung Quốc gây ra mối lo ngại lớn ở Biển Đông và hơn thế nữa. Trong khi CETC chủ yếu sử dụng mạng lưới như một hệ thống giám sát và liên lạc môi trường, các nền tảng trong mạng lưới rõ ràng có thể sử dụng cho mục đích quân sự.</p> <p>Dữ liệu thủy văn về môi trường biển là rất hữu ích đối với lực lượng hải quân để vận hành hệ thống sonar trong các môi trường khác nhau. Trong một bài viết trên báo <em>Quân giải phóng nhân dân</em> của Trung Quốc vào tháng 4/2019 đã đề cập đến việc các trạm E sẽ được sử dụng để bảo vệ các đảo và rạn san hô ở Biển Đông.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Tranh chap Bien Dong anh 3" src="https://khds.1cdn.vn/2020/06/29/znews-photo-zadn-vn_z_amti_3.jpg" title="Tranh chấp Biển Đông ảnh 3" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Vị trí đặt các trạm E nổi và cố định đến tháng 6/2020. Đồ họa: <em>CSIS/AMTI.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p><em>AMTI</em> cũng tìm thấy rất nhiều thảo luận về mạng lưới thông tin đại dương xanh trong việc hợp tác quân dân sự để bảo vệ lợi ích hàng hải chiến lược của Trung Quốc.</p> <p>Các trạm nổi có thể di dời mang lại lợi thế lớn về thông tin cho Trung Quốc trong một cuộc khủng hoảng. Điều này có thể bao gồm giám sát liên tục vùng biển hoặc hòn đảo đang tranh chấp.</p> <p>Các trạm cũng được sử dụng để thu hẹp khoảng cách về radar, sonar hoặc phủ sóng liên lạc trong một cuộc đối đầu quân sự. Việc Trung Quốc triển khai các trạm E và thành phần khác của mạng lưới thông tin đại dương xanh xa hơn sẽ đặt ra câu hỏi về an ninh, chính trị và tính pháp lý.</p> <p>CETC cũng không giấu giếm tham vọng của họ trong việc mở rộng mạng lưới vượt ra khỏi một hệ thống thử nghiệm công nghệ.</p> <p>Hiện tại vẫn chưa rõ tham vọng của Trung Quốc đối với mạng lưới thông tin đại dương xanh đến đâu, nhưng trạm cố định mới nhất của CETC vẫn nằm ở cơ sở sản xuất.</p> <p>Nhưng rõ ràng, mạng lưới này là tham vọng lớn nhất của Trung Quốc trong việc sử dụng công nghệ thông tin để thúc đẩy mục tiêu trở thành cường quốc hải quân của Bắc Kinh.</p> </div> <p> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
TQ mưu đồ kiểm soát thông tin với hệ thống cảm biến ở Biển Đông
Các trạm E nổi và cố định, một phần trong mạng lưới thông tin đại dương xanh của Trung Quốc, ngoài mặt để giám sát thông tin môi trường nhưng thực chất là để kiểm soát Biển Đông.
Theo zingnews.vn
Lãnh đạo ASEAN không “né” vấn đề Biển Đông tại hội nghị cấp cao 36
Kiên quyết bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông
Việt Nam bác bỏ lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc trồng rau ở Biển Đông
Trung Quốc gia tăng hành vi sai trái “chưa từng có” ở Biển Đông
Kursk rực lửa, lữ đoàn số 22 của Ukraine bị loại khỏi vòng chiến đấu
Quân Ukraine tại mặt trận Kursk đang nỗ lực thực hiện nhằm thoát ra khỏi vòng vây ở quận Sudzhansky của vùng Kursk; Lữ đoàn số 22 của Ukraine tại Kursk bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Đêm 4/11: Hà Nội bắt đầu mưa, trời chuyển lạnh
Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo, tối và đêm nay (4/11), bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc sẽ ảnh hưởng đến thành phố Hà Nội.
Nhóm đối tượng đâm tử vong cô gái dừng đèn đỏ sẽ bị xử lý sao?
Liên quan đến vụ tai nạn giao thông trên phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội làm 1 cô gái trẻ tử vong, Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàn Kiếm đã triệu tập 10 đối tượng để điều tra, làm rõ.
Tên lửa tàng hình Rampage của Israel đáng sợ như thế nào?
Hình ảnh tiêm kích F-16I của không quân Israel mang theo 4 tên lửa tàng hình Rampage đã gây sự chú ý lớn, tên lửa Rampage được hình thành như một vũ khí tăng cường khả năng tấn công các mục tiêu chiến lược.
ĐBQH: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
"Cần nghiêm trị những hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc bầu hay cây còn có khả năng cứu chặt đi để xin ngân sách trồng mới”, ĐB Nguyễn Lân Hiếu nêu ý kiến.
ĐBQH: Gỡ vướng thể chế, “điều trị” bệnh sợ trách nhiệm để bứt phá
Đại biểu cho rằng, một trong những lý do dẫn tới giải ngân đầu tư công chậm là do thể chế, vì vậy cần gỡ vướng để bứt phá. Cùng với đó, phải “điều trị” tới nơi tới chốn bệnh sợ trách nhiệm.
Xe máy va chạm ô tô lúc rạng sáng, cô gái tử vong tại chỗ
Ngày 4/11, Công an quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn khiến 2 người thương vong tại khu vực ngã tư Minh Khai - Kim Ngưu.
Nga tiến công mạnh mẽ, phòng tuyến Donbas đang dần sụp đổ
Kiev đang đứng trước tình thế rất khó khăn khi Nga đang tấn công cực kỳ mạnh mẽ vào miền đông Ukraine, đặc biệt là Donbass.
Vì sao UAV “rồng lửa” của Ukraine đột ngột biến mất khỏi chiến trường?
Từ những ngày đầu sử dụng trên chiến trường, UAV "rồng lửa” mang lại rất nhiều thử thách cho Quân đội Nga, nhưng sau đó nó bộc lộ một số yếu điểm “chí mạng” khiến Ukraine không còn áp dụng nhiều chiến thuật này.
Vụ xóa dòng chữ “Sơn Hải bảo hành 10 năm”: Giải pháp nào cân bằng?
Mới đây, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hả i (Tập đoàn Sơn Hải), đơn vị thi công dự án cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đã gây chú ý khi phản ánh về dòng chữ "Đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm" bị xoá trên cao tốc.
Hà Nội: Bắt nhóm “quái xế” tông cô gái tử vong phố Trần Hưng Đạo
Phòng Cảnh sát Hình sự (Công an TP Hà Nội) và Công an quận Hoàn Kiếm đã tạm giữ 9 đối tượng, trong đó có 2 nghi can trong vụ việc đoàn "quái xế" tông tử vong cô gái 27 tuổi ở ngã tư Trần Hưng Đạo-Bà Triệu.