TPHCM: Ra mắt giải đấu “Robot đại chiến – Robofight 2018”

(khoahocdoisong.vn) - Lễ bốc thăm chia bảng giải đấu “Robot đại chiến – Robofight 2018” vừa được diễn ra.

Đây là chương trình do Hội Doanh Nghiệp Cơ Khí – Điện TPHCM (HAMEE) – Đơn vị sở hữu Bản quyền kịch bản tổ chức, sẽ được livestream trực tiếp từng trận đấu và phát sóng trên kênh HTV7 và FBNC.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, một giải đấu Robot mang phong cách đối kháng được tổ chức dựa trên cấu trúc chương trình quốc tế BattleBots của Mỹ. Nhằm mục tiêu tạo sân chơi sáng tạo và sôi động hàng năm cho doanh nghiệp & các trường Đại học và Cao đẳng; tăng cường gắn kết giữa doanh nghiệp với sinh viên và nhà trường; tiến tới tổ chức trên toàn quốc và tham gia giải đấu quốc tế BattleBots tại Mỹ. 

Bốc thăm chia đội chơi.

Bốc thăm chia đội chơi.

Ông Đỗ Phước Tống – Chủ tịch HAMEE cho biết giải đấu Robot đại chiến – Robofight do Hội Doanh Nghiệp Cơ khí - Điện TPHCM (HAMEE) tổ chức có thể xem là một cuộc thi phô diễn sức mạnh, kỹ thuật và công nghệ cơ khí - điện - điều khiển và tự động hoá; một sân chơi của sáng tạo và đam mê, điểm đến nâng tầm thương hiệu Việt.

Với mong muốn tạo ra một giải đấu chuyên nghiệp và mang đẳng cấp quốc tế, Ban tổ chức đã quy tụ các chuyên gia về kỹ thuật và công nghệ để nghiên cứu sàn thi đấu và các quy định khắc khe về Robot cũng như thể thức thi đấu.

Về sàn thi đấu: Kích thước bao là: 9925 mm x 6265 mm; kích thước vùng sân thi đấu là 9525 mm x 5865 mm. Trên sàn đấu có các bẫy như bẫy trục vít (dài 2800 mm)); 2 bẫy búa; 2 bẫy hố sâu. Trên sân có 2 vạch kẻ xuất phát và đích cách nhau 8m cho việc thi đấu đua tốc độ trong vòng đấu loại trực tiếp,…

Về quy định Robot: Kích thước phần thân Robot (Body): ≤ 500x500 mm (Là kích thước bao của hình chiếu Robot lên mặt phẳng nằm ngang- sàn thi đấu), bao gồm cả Body và bánh xe, xích dẫn động…(không kể phần cơ cấu vũ khí). Chiều cao Thân (Body): ≤ 500 mm (không kể phần cơ cấu vũ khí). Tầm sát thương của Vũ khí Cơ khí: ≤ 600 mm (Là kích thước đo từ điểm tâm Body đến vị trí xa nhất vũ khí vươn tới). 

Ban tổ chức chụp hình lưu niệm cùng các dội chơi.

Ban tổ chức chụp hình lưu niệm cùng các dội chơi.

Tất cả các robot điều phải gắn thiết bị ngắt nguồn từ xa theo tiêu chuẩn của BTC. Nguồn động lực Robot khi cấp đến các cơ cấu động lực phải đi qua thiết bị ngắt nguồn từ xa này. Dòng tối đa của thiết bị là 100A DC. Thiết bị sẽ được BTC cung cấp cho các đội chơi.

Cơ cấu giải thưởng gồm: 1 giải Nhất (100 triệu đồng + Cup + Huy chương); 1 giải Nhì (50 triệu đồng + Đĩa bạc + Huy chương); 1 giải Ba (20 triệu đồng + Huy chương). Ngoài ra, Ban tổ chức cũng trao 3 giải phụ, với mỗi giải trị giá 10 triệu đồng + huy chương lưu niệm, dành cho Robot thiết kế độc đáo nhất; Robot có đấu pháp hay nhất; Robot điều khiển thông minh nhất.

Giải đấu “Robot Đại chiến – Robofight 2018” có sự tranh tài của 20 đội, đến từ 8 trường Đại học & Cao Đẳng trên địa bàn TPHCM được 18 doanh nghiệp tài trợ chi phí chế tạo Robot. Theo Ban Tổ chức, các đội sẽ bốc thăm và phân chia bảng đấu. Sẽ có 31 trận đấu, mỗi trận có 3 hiệp, mỗi hiệp kéo dài 3 phút. Riêng trận bán kết và chung kết, mỗi trận sẽ diễn ra 5 hiệp, mỗi hiệp cũng 3 phút. Dự kiến giải đấu sẽ diễn ra từ cuối tháng 10 đến tháng 12/2018.

(Tin tài trợ)

Theo Đời sống
Có gì mới trong macOS Sequoia?

Có gì mới trong macOS Sequoia?

Apple đã chính thức giới thiệu macOS 15 Sequoia, phiên bản mới nhất của hệ điều hành dành cho máy Mac. macOS Sequoia là một bản cập nhật miễn phí, có thể được tải xuống trên các dòng máy.
back to top