Thống đốc Lê Minh Hưng báo cáo gì với Quốc hội về nợ xấu?

Ngân hàng Nhà nước vừa có Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

<div> <p><strong>Tỷ trọng kh&aacute;ch h&agrave;ng chủ động trả nợ xấu tăng mạnh</strong></p> <p>Theo b&aacute;o c&aacute;o, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống c&aacute;c tổ chức t&iacute;n dụng trong giai đoạn 2016-2020 đ&atilde; được xử l&yacute;, kiểm so&aacute;t v&agrave; duy tr&igrave; ở mức dưới 3% v&agrave; li&ecirc;n tục giảm qua c&aacute;c năm (t&iacute;nh đến thời điểm 31/5/2020 l&agrave; 1,86%).</p> <p>T&iacute;nh từ cuối năm 2018 đến 31/5/2020, to&agrave;n hệ thống c&aacute;c tổ chức t&iacute;n dụng đ&atilde; xử l&yacute; được 361,2 ngh&igrave;n tỷ đồng nợ xấu, trong đ&oacute;, nợ xấu do c&aacute;c tổ chức t&iacute;n dụng tự xử l&yacute; l&agrave; 307,96 ngh&igrave;n tỷ đồng (chiếm 85,26%); nợ xấu b&aacute;n cho C&ocirc;ng ty Quản l&yacute; t&agrave;i sản c&aacute;c tổ chức t&iacute;n dụng v&agrave; nợ xấu b&aacute;n cho tổ chức, c&aacute; nh&acirc;n kh&aacute;c l&agrave; 4,72 ngh&igrave;n tỷ đồng (chiếm 1,3%).</p> <p>B&ecirc;n cạnh kết quả trong xử l&yacute; nợ xấu n&oacute;i chung, xử l&yacute; nợ xấu x&aacute;c định theo Nghị quyết số 42 từ khi Nghị quyết c&oacute; hiệu lực đến 31/5/2020 cũng đạt được kết quả bước đầu quan trọng; c&aacute;c h&igrave;nh thức xử l&yacute; nợ xấu được c&aacute;c tổ chức t&iacute;n dụng vận dụng, &aacute;p dụng đa dạng, đẩy nhanh qu&aacute; tr&igrave;nh xử l&yacute; nợ xấu.</p> <p>Cụ thể, lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/5/2020, to&agrave;n hệ thống c&aacute;c tổ chức t&iacute;n dụng đ&atilde; xử l&yacute; được 293,88 ngh&igrave;n tỷ đồng nợ xấu x&aacute;c định theo Nghị quyết số 42.</p> <p>Tổng số nợ xấu x&aacute;c định theo Nghị quyết số 42 được xử l&yacute; từ 15/8/2017 đến 31/5/2020 đạt trung b&igrave;nh khoảng 7,15 ngh&igrave;n tỷ đồng/th&aacute;ng, cao hơn 3,63 ngh&igrave;n tỷ đồng/th&aacute;ng so với kết quả xử l&yacute; nợ xấu nội bảng trung b&igrave;nh th&aacute;ng từ năm 2012 - 2017 của hệ thống c&aacute;c tổ chức t&iacute;n dụng trước khi Nghị quyết số 42 c&oacute; hiệu lực (khoảng 3,52 ngh&igrave;n tỷ đồng/th&aacute;ng).</p> <figure class="image align-center" contenteditable="false"><img alt="Thống đốc Lê Minh Hưng báo cáo gì với Quốc hội về nợ xấu? - 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/10/11/icdn-dantri-com-vn_thong-doc-le-minh-hung-1602409949710.jpg" title="Thống đốc Lê Minh Hưng báo cáo gì với Quốc hội về nợ xấu? - 1" /> <figcaption> <p>Thống đốc L&ecirc; Minh Hưng vừa c&oacute; B&aacute;o c&aacute;o kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 42 của Quốc hội về th&iacute; điểm xử l&yacute; nợ xấu của c&aacute;c tổ chức t&iacute;n dụng.</p> </figcaption> </figure> <p>Thống đốc L&ecirc; Minh Hưng cho biết, trước khi c&oacute; Nghị quyết số 42, nợ xấu của to&agrave;n hệ thống c&aacute;c tổ chức t&iacute;n dụng chủ yếu được xử l&yacute; bằng dự ph&ograve;ng rủi ro, c&aacute;c biện ph&aacute;p xử l&yacute; nợ xấu th&ocirc;ng qua xử l&yacute; t&agrave;i sản bảo đảm v&agrave; kh&aacute;ch h&agrave;ng trả nợ c&ograve;n chưa cao.</p> <p>Tuy nhi&ecirc;n, kể từ khi Nghị quyết số 42 c&oacute; hiệu lực, từ 15/8/2017 đến 31/5/2020, xử l&yacute; nợ xấu nội bảng x&aacute;c định theo Nghị quyết số 42 chủ yếu th&ocirc;ng qua h&igrave;nh thức kh&aacute;ch h&agrave;ng trả nợ l&agrave; 121,4 ngh&igrave;n tỷ đồng (chiếm khoảng 40,1% tổng nợ xấu nội bảng theo Nghị quyết số 42 đ&atilde; xử l&yacute;), cao hơn nhiều tỷ trọng nợ xấu được xử l&yacute; do kh&aacute;ch h&agrave;ng tự trả nợ/tổng nợ xấu nội bảng đ&atilde; xử l&yacute; trung b&igrave;nh năm từ 2012-2017 l&agrave; khoảng 22,8%.</p> <p>Kết quả xử l&yacute; nợ xấu x&aacute;c định theo Nghị quyết số 42 bằng h&igrave;nh thức kh&aacute;ch h&agrave;ng trả nợ tăng mạnh, phản &aacute;nh &yacute; thức trả nợ của kh&aacute;ch h&agrave;ng đ&atilde; cải thiện. Kh&aacute;ch h&agrave;ng chủ động v&agrave; hợp t&aacute;c hơn trong việc trả nợ tổ chức t&iacute;n dụng, hạn chế t&igrave;nh trạng chủ t&agrave;i sản cố &yacute; ch&acirc;y ỳ, chống đối nhằm k&eacute;o d&agrave;i thời gian xử l&yacute;.</p> <p>Đ&acirc;y l&agrave; dấu hiệu t&iacute;ch cực cho thấy Nghị quyết số 42 đ&atilde; v&agrave; đang ph&aacute;t huy hiệu quả, g&oacute;p phần th&aacute;o gỡ c&aacute;c kh&oacute; khăn, vướng mắc v&agrave; đẩy mạnh c&ocirc;ng t&aacute;c xử l&yacute; nợ xấu của hệ thống c&aacute;c tổ chức t&iacute;n dụng.</p> <p><strong>11 kh&oacute; khăn, vướng mắc trong qu&aacute; tr&igrave;nh xử l&yacute; Nghị quyết 42</strong></p> <p>Tuy vậy, Thống đốc L&ecirc; Minh Hưng cũng chỉ ra 11 kh&oacute; khăn, vướng mắc trong qu&aacute; tr&igrave;nh xử l&yacute; Nghị quyết 42 cần phải th&aacute;o gỡ trong thời gian tới.</p> <p>Điển h&igrave;nh như kh&oacute; khăn, vướng mắc li&ecirc;n quan đến c&ocirc;ng t&aacute;c triển khai, hướng dẫn từ c&aacute;c bộ, ng&agrave;nh v&agrave; địa phương hay như phương thức b&aacute;n nợ xấu v&agrave; t&agrave;i sản bảo đảm theo gi&aacute; trị thị trường, ph&aacute;t triển thị trường mua b&aacute;n nợ. Theo quy định tại Điều 5 Nghị quyết số 42, tổ chức t&iacute;n dụng, tổ chức mua b&aacute;n, xử l&yacute; nợ xấu b&aacute;n nợ xấu, t&agrave;i sản bảo đảm của khoản nợ xấu c&ocirc;ng khai, minh bạch, theo quy định của ph&aacute;p luật; gi&aacute; b&aacute;n ph&ugrave; hợp với gi&aacute; thị trường, c&oacute; thể cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ. Nhưng việc ph&aacute;t triển thị trường mua, b&aacute;n nợ hiện vẫn c&ograve;n gặp một số kh&oacute; khăn, ảnh hưởng đến qu&aacute; tr&igrave;nh xử l&yacute; nợ xấu.</p> <p>Hay như cơ chế tiếp cận th&ocirc;ng tin về t&igrave;nh trạng t&agrave;i sản bảo đảm, hiện T&ograve;a &aacute;n, cơ quan THADS kh&ocirc;ng c&oacute; hệ thống dữ liệu cho ph&eacute;p c&aacute;c tổ chức t&iacute;n dụng tr&iacute;ch xuất, tra cứu th&ocirc;ng tin t&agrave;i sản c&oacute; li&ecirc;n quan đến vụ việc đang được thụ l&yacute; giải quyết. Đồng thời, cũng chưa c&oacute; hướng dẫn về cơ chế x&aacute;c định sớm hữu hiệu trong qu&aacute; tr&igrave;nh thẩm định để x&aacute;c định t&agrave;i sản n&agrave;o đang tranh chấp, t&agrave;i sản n&agrave;o đang phải &aacute;p dụng biện ph&aacute;p khẩn cấp tạm thời, dẫn đến c&aacute;ch hiểu về t&agrave;i sản tranh chấp giữa c&aacute;c cơ quan tiến h&agrave;nh tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp kh&aacute;c nhau, g&acirc;y kh&oacute; khăn khi &aacute;p dụng c&aacute;c biện ph&aacute;p xử l&yacute; t&agrave;i sản theo Nghị quyết số 42.</p> <p>Về quyền thu giữ t&agrave;i sản bảo đảm, mặc d&ugrave; Bộ C&ocirc;ng an đ&atilde; c&oacute; văn bản hướng dẫn về việc hỗ trợ đảm bảo an ninh trật tự trong qu&aacute; tr&igrave;nh thu giữ. Nhưng tr&ecirc;n thực tế, việc thu giữ TSBĐ hiện nay vẫn phụ thuộc kh&aacute; nhiều v&agrave;o thiện ch&iacute; của b&ecirc;n vay (đặc biệt trong trường hợp kh&aacute;ch h&agrave;ng kh&ocirc;ng hợp t&aacute;c, cố &yacute; ch&acirc;y ỳ trong việc b&agrave;n giao t&agrave;i sản...</p> <p>Cũng theo tổng tư lệnh ng&agrave;nh ng&acirc;n h&agrave;ng, số lượng c&aacute;c vụ việc xử l&yacute; nợ xấu th&ocirc;ng qua thủ tục r&uacute;t gọn tại T&ograve;a &aacute;n c&ograve;n rất hạn chế, điều n&agrave;y phần n&agrave;o ảnh hưởng đến kết quả xử l&yacute; nợ xấu n&oacute;i chung, cũng như hiệu quả của biện ph&aacute;p quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị quyết số 42 n&oacute;i ri&ecirc;ng.</p> <p>Theo số liệu b&aacute;o c&aacute;o, một số tổ chức t&iacute;n dụng đ&atilde; &aacute;p dụng h&igrave;nh thức r&uacute;t gọn trong giải quyết tranh chấp li&ecirc;n quan đến t&agrave;i sản bảo đảm v&agrave; đang được T&ograve;a &aacute;n c&aacute;c cấp xem x&eacute;t giải quyết. Tuy nhi&ecirc;n, đến nay vẫn chưa c&oacute; trường hợp n&agrave;o được giải quyết theo thủ tục r&uacute;t gọn.</p> <p>Agribank đ&atilde; c&oacute; 10 hồ sơ xin &aacute;p dụng thủ tục r&uacute;t gọn đang chờ được T&ograve;a &aacute;n xem x&eacute;t thụ l&yacute;; BIDV c&oacute; 19 hồ sơ xin &aacute;p dụng thủ tục r&uacute;t gọn đ&atilde; được T&ograve;a &aacute;n thụ l&yacute;, trong đ&oacute; c&oacute; 6 hồ sơ đang giải quyết, 6 hồ sơ đ&atilde; giải quyết nhưng được chuyển sang x&eacute;t xử theo thủ tục th&ocirc;ng thường, 7 hồ sơ chưa được giải quyết. ACB, VPBank, VIB v&agrave; Nam &Aacute; Bank, mỗi ng&acirc;n h&agrave;ng c&oacute; 1 hồ sơ xin &aacute;p dụng thủ tục r&uacute;t gọn nhưng chưa nhận được văn bản T&ograve;a &aacute;n c&oacute; chấp nhận thụ l&yacute; vụ &aacute;n hay kh&ocirc;ng.</p> <p>Đến nay ng&agrave;nh ng&acirc;n h&agrave;ng mới ghi nhận 2 hồ sơ được T&ograve;a &aacute;n thụ l&yacute; giải quyết tranh chấp về quyền xử l&yacute; t&agrave;i sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo thủ tục r&uacute;t gọn l&agrave; Ng&acirc;n h&agrave;ng OCB (T&ograve;a &aacute;n nh&acirc;n d&acirc;n tỉnh C&agrave; Mau) v&agrave; Ng&acirc;n h&agrave;ng SCB (T&ograve;a &aacute;n nh&acirc;n d&acirc;n Quận 8, TP.HCM)...</p> <p>&nbsp;</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo dantri.com.vn
Lại chuyện lợi dụng quyền lực… phải trả giá nặng nhất?!

Lại chuyện lợi dụng quyền lực… phải trả giá nặng nhất?!

Những người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng quyền lực trong hai vụ án liên quan Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn gần đây cho thấy, đồng tiền, lòng tham đã làm lu mờ phẩm chất, sự liêm chính dẫn đến sa ngã trước những “viên đạn bọc đường”.
Thu hồi Bath Gel - MM Professional của Công ty Mỹ Nguyên

Thu hồi Bath Gel - MM Professional của Công ty Mỹ Nguyên

Sản phẩm Bath Gel - MM Professional (chai 35ml, số lô 19/10/2023; ngày sản xuất 19/10/2023) của Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Mỹ Nguyên (Công ty Mỹ Nguyên) bị Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc.
back to top