<p><strong>Vai trò của da</strong></p> <p>Khi nói về làn da, người xưa có câu: “Nhất dáng, nhì da”. Có thể nói làn da có vai trò rất quan trọng, không chỉ là cái duyên, cái đẹp mà da còn là chiếc áo bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân bên ngoài môi trường. Điều này có được là do da được cấu tạo từ các sợi mô liên kết và lớp mỡ. Các tuyến tiết chất nhờn có tác dụng diệt khuẩn, chống thấm và thoát nước. Da tổng hợp vitamin D để che chắn cho cơ thể khỏi bức xạ tia cực tím có hại.</p> <p>Da còn có chức năng điều hòa thân nhiệt nhờ hệ thống mao mạch ở lớp bì, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông, lớp mỡ, tóc... Và đặc biệt da là cơ quan cảm xúc về xúc giác, nhiệt độ, đau, các kích thích về lý học, sinh học, hóa học... từ môi trường bên ngoài. Do đó, khi có sự tác động của tác nhân bên ngoài, da cũng là nơi chịu nhiều ảnh hưởng, trong đó có thời tiết lạnh của mùa đông...</p> <h2><strong>Những vấn đề về da thường gặp mùa lạnh</strong></h2> <p>Vào mùa đông, trời lạnh, nhiệt độ giảm thấp và không khí trở nên hanh khô khiến sức đề kháng của da dần bị suy yếu, dễ bị kích ứng bởi yếu tố môi trường bên ngoài. Nếu như chăm sóc da không đúng cách, bạn sẽ dễ mắc các bệnh về da. Bên cạnh đó, một số bệnh da có cơ hội bùng phát khi thời tiết lạnh. Một số tình trạng da sau dễ mắc phải trong mùa lạnh như:</p> <p><em>Khô da, nứt da</em></p> <p>Có nhiều nguyên nhân khiến da bị khô trong đó có nguyên nhân của thời tiết. Da khô là do bề mặt lớp tế bào sừng không đủ ẩm. Đối với da bình thường, thành phần nước ở lớp sừng chiếm tới hơn 10%. Khi tăng khả năng mất nước qua lớp thượng bì do chức năng hàng rào bảo vệ của da bị ảnh hưởng, lượng nước mất nhiều hơn bình thường, nước trong da giảm gây ra khô da và độ ẩm không khí thấp của mùa đông là một thủ phạm.</p> <p><em>Dùng sản phẩm dưỡng ẩm da đúng cách</em></p> <p>Da có thể hơi khô mà mắt thường chúng ta không nhận thấy được nhưng cũng có thể khô nhiều đến mức nứt nẻ da và có thể bội nhiễm, nhiễm trùng... và cần dùng các biện pháp trị liệu làm giảm khô da.</p> <p><em>Bệnh ngứa da</em></p> <p>Ngứa ngoài da là một trong những bệnh về da thường gặp vào mùa đông. Nguyên nhân là do trời lạnh, ít mưa, độ ẩm thấp khiến không khí trở nên hanh khô, làm cho các mao mạch trên da bị đóng lại dẫn đến lượng máu cung cấp cho da giảm; khả năng tiết mồ hôi, axit hữu cơ trở nên khó khăn hơn... Điều này khiến cho độ ẩm dưới da giảm mạnh. Khi lớp ẩm dưới da bị mất đi khiến cho làn da của bạn bị khô, nếu kéo dài sẽ gây nên tình trạng ngứa ngáy khó chịu và gây nên bệnh ngứa da. Có người chỉ bị lâm râm không quá khó chịu, nhưng có người lại bị ngứa dữ dội, khi gãi gây trầy xước dẫn đến viêm nhiễm, khiến bệnh càng nghiêm trọng hơn.</p> <p><em>Viêm da tiết bã</em></p> <p>Viêm da tiết bã là một bệnh ở da làm cho da khô và bong ra. Bệnh thường ảnh hưởng đến vùng da hay tiết dầu, hay gặp nhất là khuôn mặt, ngực và lưng. Vào mùa đông và mùa xuân bệnh thường nặng hơn. Những ai bị chứng bệnh này thường có những đám mẩn, ban đỏ, gây bong tróc vảy. Khi bị viêm da tiết bã, nên đến gặp bác sĩ da liễu để được kê toa thuốc phù hợp, đồng thời phải giữ sạch và làm ẩm da thường xuyên, nên mặc quần áo sạch thoáng, không dùng các sản phẩm hóa chất có tính tẩy mạnh trên da.</p> <p><em>Bệnh chàm</em></p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Nguyên nhân gây chàm hiện vẫn chưa được biết chính xác, thường gây ra do gen (trong gia đình) và các yếu tố môi trường. Vào mùa đông thì bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh làm khô da chân, da mặt, tróc vảy và đỏ. Chàm thường rất ngứa và khi bạn gãi sẽ khiến da bị tấy đỏ và viêm. Chàm thường ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em, nhưng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. Bạn cần giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất, tránh tiếp xúc nhiều với chất tẩy rửa và sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp để phòng tránh bệnh chàm. Bên cạnh đó nếu bị bệnh chàm, bạn cần đến bác sĩ để được khám và dùng thuốc đúng cách.</p> <p><em>Bệnh da đỏ</em></p> <p>Đây là một bệnh thường gặp vào mùa đông. Nguyên nhân là do những mạch máu nhỏ bị giãn ra mà có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Ngoài ra còn xuất hiện bướu có mụn ở vùng mũi, cằm giống mụn trứng cá. Để tránh cho bé bị mắc bệnh này vào mùa đông các mẹ cần giữ ấm cơ thể cho bé, cho bé ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin C và uống nhiều nước, bên cạnh đó bạn cần giữ cho nhà luôn được thoáng mát và sạch sẽ.</p> <p><em>Bệnh vảy nến</em></p> <p>Vào mùa đông thì tỉ lệ mắc bệnh vảy nến rất cao. Bệnh khiến cho da bị khô, ngứa, thỉnh thoảng có mảng đau thường xuất hiện nhiều ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu, phần thấp của lưng. Nếu bạn bị mắc bệnh thì cần đến ngay bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Bệnh vảy nến không chỉ ảnh hưởng ngoài da mà còn có thể gây viêm, tắc động mạch làm đau thắt ngực do hệ thống miễn dịch hoạt động quá sức.</p> <p><img alt="Thời tiết lạnh ảnh hưởng tới da như thế nào?" src="https://khds.1cdn.vn/2019/01/20/cau_truc_da.jpg" title="Thời tiết lạnh ảnh hưởng tới da như thế nào?" /></p> <h2><strong>Phòng bệnh như thế nào?</strong></h2> <p>Để phòng tránh các tình trạng da do thời tiết lạnh gây ra, chúng ta cần:</p> <p><em>Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: </em>Ăn nhiều loại rau có màu đậm, các loại củ quả như cà rốt, dưa, cam... chứa nhiều betacaroten, một loại tiền chất của vitamin A rất cần thiết cho da. Ngoài ra, còn cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E, C để tăng sự đàn hồi, chống lão hóa da.</p> <div>Da có thể hơi khô mà mắt thường chúng ta không nhận thấy được nhưng cũng có thể khô nhiều đến mức nứt nẻ thậm chí gây bội nhiễm, nhiễm trùng... và cần dùng các biện pháp trị liệu làm giảm khô da.<br /> </div> <p><em>Những thứ cần tránh: </em>Không uống rượu, bia, đồ uống có cồn (những đồ uống có cồn sẽ hủy hoại làn da bạn, làm cho da bạn trở nên nhăn nheo, lão hóa); không hút thuốc lá (vì thuốc lá là tác nhân gây lão hóa rất nhanh và mạnh); giảm thiểu các loại hành, tỏi... có nhiều sulfur kích thích da; tránh stress (cần thoải mái và thư giãn, tránh các yếu tố căng thẳng, mất ngủ... vì đây đều là kẻ thù của làn da).</p> <p><em>Uống đầy đủ nước: </em>Nhu cầu nước uống vào hàng ngày của cơ thể tùy thuộc nhiệt độ, độ ẩm, cường độ lao động... nhưng mỗi ngày cần uống khoảng 2 lít nước sạch. Chúng ta cần cung cấp đầy đủ nước thì da mới mịn màng.</p> <p><em>Giữ vệ sinh cho da: </em>Vào mùa đông, việc tắm rửa, vệ sinh thân thể hàng ngày sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn trên da, tránh tình trạng nhiễm trùng da dẫn đến các bệnh về da trầm trọng hơn. Tuy nhiên, khi tắm nên tránh sử dụng nước quá nóng có thể làm khô da thêm; giữ ẩm da bằng các loại kem dưỡng da.</p> <p><em>Massage da mặt: </em>Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy, bạn dành khoảng 5 - 7 phút để massage da mặt. Hãy xoa bóp và day nhẹ nhàng đều khắp mặt bạn sẽ thấy thoải mái, thư giãn, dễ ngủ vào buổi tối và tỉnh táo vào buổi sáng. Khi được massage, máu tới nuôi dưỡng da nhiều hơn, giúp cho da bạn tươi mới và săn chắc.</p> <p><em>Tập thể dục thường xuyên: </em>Tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng và thường xuyên. Điều này không những giúp cho bạn có một cơ thể khoẻ mạnh mà còn giúp làn da của bạn khoẻ và đẹp.</p> <p><em>Tránh ánh nắng mặt trời:</em> Ánh nắng mặt trời là kẻ thù nguy hiểm của làn da, lâu dài sẽ làm lão hóa da, khiến da trở nên thô ráp, xù xì, nhăn nheo, thay đổi sắc tố và các bệnh da đặc biệt là ung thư da. Mặc dù mùa đông ánh nắng không nhiều, nhưng các tia UVA, UVB vẫn có thể làm da đen sạm. Vì vậy, để bảo vệ da khỏe mạnh, giúp sản sinh ra các nhân tố giữ ẩm tự nhiên thì bạn cần thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài.</p> <p><strong>BS. Lê Xuân Bách</strong></p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Thời tiết lạnh ảnh hưởng tới da như thế nào?
(Khoahocdoisong.vn - Da là cơ quan có diện tích lớn nhất, là hàng phòng thủ đầu tiên bảo vệ cơ thể. Da còn góp phần điều hòa thân nhiệt, bài tiết, giải độc.
Lấy khối u tuyến giáp khổng lồ "đeo bám" trên cổ nữ sinh suốt 4 năm
Nội soi cắt toàn bộ tuyến tiền liệt, mang hy vọng cho bệnh nhân ung thư
Mê ăn cua sống, người đàn ông choáng váng khi thấy thứ này trong người
Bật mí 6 gia vị có sẵn trong nhà bếp giúp chống viêm, giảm đau
Chân xuất hiện 6 dấu hiệu bất thường này, coi chừng thận đang “kêu cứu”
6 lợi ích tuyệt vời của rau cải rổ
Rau cải rổ được nhiều chị em nội trợ tin tưởng lựa chọn bởi có thể dùng để chế biến thành nhiều món ngon. Nhưng ít ai biết, loại rau này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Bác sĩ chỉ rõ vai trò của Peptid C trong bệnh tiểu đường
Peptide C đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán phân biệt hạ đường huyết, thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường với hạ đường huyết không liên quan với tiểu đường.
Tự cưa xẻ gỗ tại nhà, cụ ông 71 tuổi bị cắt đứt rời cẳng chân
Máy cưa cầm tay, các loại dụng cụ mini như máy cắt, máy bấm đinh, bộ đục… giúp làm việc hiệu quả, tiện dụng ở nhà, nhưng cũng rất dễ bị tai nạn nếu người dùng không cẩn thận.
Bé gái 11 tháng tuổi bị sốc mất nước, nguy kịch do... tiêu chảy cấp
Sốc mất nước do tiêu chảy và nôn ói là biến chứng nặng, có thể gây tổn thương đa cơ quan và thậm chí dẫn đến nguy hiểm tính mạng nếu không phát hiện và xử trí kịp thời.
Cắt bỏ khối bướu tuyến giáp bị "bỏ quên" 40 năm cho cụ bà 81 tuổi
Phát hiện bướu tuyến giáp hơn 40 năm nhưng cụ bà 81 tuổi (Bình Định) không điều trị, gần đây, bướu chèn ép gây cảm giác khó chịu, khó thở, nuốt nghẹn.
Mới 34 tuổi đã bị ung thư “gõ cửa” tới hai lần
Một người bị mắc 2 loại ung thư cùng lúc có thể xảy ra. Xác suất cao hơn nếu một trong hai là dạng ung thư phổ biến. Có những người mắc 2 loại ung thư không phải do di truyền hay di căn...
Các biến chứng nguy hiểm người bị mỡ máu cao cần chú ý
80% người bị đột quỵ, gan nhiễm mỡ đều bắt nguồn từ mỡ máu cao. Các biến chứng nguy hiểm của người bị mỡ máu cao cần chú ý.
Người phụ nữ 53 tuổi sốc phản vệ sau khi uống thuốc
Sốc phản vệ thường xảy ra bất ngờ và có rất nhiều nguyên nhân gây ra, nặng nhanh và có thể tử vong nên cần biết cách xử lý kịp thời.
Lọc máu liên tục, cứu bệnh nhân viêm tụy cấp do máu trắng như mỡ
Viêm tụy cấp do tăng mỡ máu thường nặng hơn và đe dọa tính mạng bệnh nhân hơn so với các nguyên nhân khác. Lọc máu liên tục là phương pháp mới hạn chế được nhược điểm của phương pháp thay huyết tương.
Cô gái 28 tuổi bất ngờ phát hiện mắc lao phổi, chuyên gia cảnh báo gì?
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên thế giới. Bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.
Giải phóng hơn 100 con giun trong ruột bé trai 2 tuổi
Trẻ khi bị giun đũa ký sinh sẽ bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.