Thiếu minh bạch và nhất quán trong triển khai sách giáo khoa mới

Có tới bốn bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 bị phát hiện hàng loạt "sạn" cần được chỉnh sửa nhưng đến thời điểm này, Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Ðào tạo), đơn vị tổ chức thẩm định lại không công bố công khai giải pháp khắc phục. Trong khi đó, SGK lớp 2 do Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục biên soạn lại "biến mất" hai bộ so với lớp 1, khiến cho nhiều giáo viên, phụ huynh bức xúc bởi sự thiếu nhất quán của đơn vị này.

<div><img src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/23/img-nhandan-com-vn_8_000_1-1616441516722.jpg" /> <em><span>S&aacute;ch gi&aacute;o khoa lớp 2 v&agrave; lớp 6 của NXB Gi&aacute;o dục bi&ecirc;n soạn theo chương tr&igrave;nh gi&aacute;o dục phổ th&ocirc;ng mới.</span></em> <p><strong>Chưa c&ocirc;ng khai trong chỉnh sửa lỗi</strong></p> <p>Theo t&igrave;m hiểu của ch&uacute;ng t&ocirc;i, thời điểm giữa học kỳ 1, năm học 2020-2021, trong cả năm bộ SGK lớp 1 đưa v&agrave;o dạy học đều ph&aacute;t hiện kh&aacute; nhiều &quot;sạn&quot;, g&acirc;y n&ecirc;n những &yacute; kiến trong dư luận x&atilde; hội. Ngay sau đ&oacute;, thực hiện chỉ đạo của Bộ Gi&aacute;o dục v&agrave; &ETH;&agrave;o tạo (GD v&agrave; &ETH;T), c&aacute;c nh&agrave; xuất bản, t&aacute;c giả bi&ecirc;n soạn SGK đ&atilde; r&agrave; so&aacute;t v&agrave; chỉnh sửa. Trong đ&oacute;, bộ s&aacute;ch &quot;C&aacute;nh Diều&quot; do NXB &ETH;ại học Sư phạm v&agrave; NXB &ETH;ại học Sư phạm TP Hồ Ch&iacute; Minh bi&ecirc;n soạn được Vụ Gi&aacute;o dục Tiểu học lấy &yacute; kiến rộng r&atilde;i cả trong, ngo&agrave;i ng&agrave;nh gi&aacute;o dục v&agrave; thực hiện c&ocirc;ng khai chỉnh sửa kịp thời.</p> <p>&ETH;ối với bốn bộ SGK do NXB Gi&aacute;o dục tổ chức bi&ecirc;n soạn cũng được ch&iacute;nh đơn vị n&agrave;y khẩn trương mời c&aacute;c nh&oacute;m t&aacute;c giả phối hợp đội ngũ bi&ecirc;n tập vi&ecirc;n, ban tổng bi&ecirc;n tập r&agrave; so&aacute;t, kiểm tra lại; tiếp thu những phản hồi từ gi&aacute;o vi&ecirc;n, cha mẹ học sinh để điều chỉnh một số nội dung. B&aacute;o c&aacute;o gửi Bộ GD v&agrave; &ETH;T của NXB Gi&aacute;o dục cho thấy, qua r&agrave; so&aacute;t c&aacute;c bộ SGK lớp 1 th&igrave; bộ &quot;Kết nối tri thức với cuộc sống&quot; phải sửa lỗi trong hơn 37 trang; bộ &quot;Ch&acirc;n trời s&aacute;ng tạo&quot; phải sửa lỗi ở bảy trang; bộ &quot;C&ugrave;ng học để ph&aacute;t triển năng lực&quot; phải sửa lỗi trong hơn 24 trang; bộ &quot;V&igrave; sự b&igrave;nh đẳng v&agrave; d&acirc;n chủ trong gi&aacute;o dục&quot; phải sửa lỗi ở một trang. Những dự kiến chỉnh sửa lỗi đ&atilde; được đề xuất l&ecirc;n đơn vị tổ chức thẩm định.</p> <p>Trả lời sau khi NXB Gi&aacute;o dục c&oacute; đề xuất chỉnh sửa SGK, TS Th&aacute;i Văn T&agrave;i, Vụ trưởng Gi&aacute;o dục Tiểu học cho biết, khi nhận được b&aacute;o c&aacute;o, Bộ GD v&agrave; &ETH;T đ&atilde; triển khai r&agrave; so&aacute;t v&agrave; gửi hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định thảo luận, xem x&eacute;t tr&ecirc;n nhiều yếu tố; thậm ch&iacute; c&oacute; cả những đối thoại với t&aacute;c giả về c&aacute;c nội dung li&ecirc;n quan để thống nhất c&ocirc;ng bố những vấn đề cần điều chỉnh. Tuy nhi&ecirc;n, đến nay đ&atilde; hơn ba th&aacute;ng, Vụ Gi&aacute;o dục Tiểu học cũng như Hội đồng thẩm định đều vẫn chưa c&ocirc;ng bố c&ocirc;ng khai lỗi trong bốn bộ SGK của NXB Gi&aacute;o dục. V&igrave; sao cả năm bộ SGK đều được r&agrave; so&aacute;t lỗi nhưng cơ quan tổ chức thẩm định lại chỉ c&ocirc;ng bố c&ocirc;ng khai chỉnh sửa lỗi của một bộ, c&ograve;n bốn bộ kh&aacute;c th&igrave; kh&ocirc;ng c&ocirc;ng bố c&ocirc;ng khai?</p> <p>Khi bốn bộ SGK lớp 1 chưa được c&ocirc;ng bố c&ocirc;ng khai chỉnh sửa th&igrave; ng&agrave;y 8-3 vừa qua, Vụ trưởng Gi&aacute;o dục Tiểu học, Th&aacute;i Văn T&agrave;i k&yacute; C&ocirc;ng văn số 897/BGD&ETH;T-GDTH y&ecirc;u cầu c&aacute;c địa phương, c&aacute;c trường, khảo s&aacute;t, đ&aacute;nh gi&aacute; chương tr&igrave;nh, SGK lớp 1 sau một học kỳ triển khai. Nhiều &yacute; kiến cho rằng, c&aacute;c lỗi trong bốn bộ SGK lớp 1 chưa được c&ocirc;ng khai chỉnh sửa th&igrave; việc tiếp tục khảo s&aacute;t, đ&aacute;nh gi&aacute; SGK lớp 1 l&agrave; thiếu hợp l&yacute;. Trước những thắc mắc của dư luận, nhiều lần ch&uacute;ng t&ocirc;i đặt c&acirc;u hỏi với đồng ch&iacute; Th&aacute;i Văn T&agrave;i nhưng vẫn kh&ocirc;ng nhận được c&acirc;u trả lời.</p> <p><strong>Kh&ocirc;ng nhất qu&aacute;n trong bi&ecirc;n soạn SGK </strong></p> <p>C&ugrave;ng với nhiều &quot;sạn&quot; chưa được khắc phục, theo t&igrave;m hiểu của ch&uacute;ng t&ocirc;i, thời điểm cuối th&aacute;ng 6-2020 (khi c&aacute;c bộ SGK lớp 1 chưa được đưa v&agrave;o dạy học), NXB Gi&aacute;o dục đ&atilde; họp để r&agrave; so&aacute;t c&ocirc;ng t&aacute;c bi&ecirc;n soạn SGK. Theo th&ocirc;ng b&aacute;o kết luận của Chủ tịch Hội đồng Th&agrave;nh vi&ecirc;n (do Tổng Gi&aacute;m đốc NXB Gi&aacute;o dục Ho&agrave;ng L&ecirc; B&aacute;ch k&yacute;) th&igrave; NXB Gi&aacute;o dục t&aacute;i cơ cấu c&aacute;c bộ SGK bởi nguồn lực tr&iacute; tuệ, đội ngũ t&aacute;c giả đang bị ph&acirc;n t&aacute;n ở c&aacute;c bộ s&aacute;ch; tỷ lệ chọn chưa tương xứng với tiềm lực v&agrave; kinh nghiệm; c&ocirc;ng t&aacute;c triển khai thị trường, tiếp thị cũng ph&aacute;t sinh những vấn đề phải ph&acirc;n t&iacute;ch, điều chỉnh... &ETH;ầu th&aacute;ng 8-2020, Chủ tịch Hội đồng Th&agrave;nh vi&ecirc;n NXB Gi&aacute;o dục Nguyễn &ETH;ức Th&aacute;i k&yacute; văn bản phổ biến nội dung th&ocirc;ng tin về việc hợp nhất c&aacute;c bộ SGK để thống nhất trao đổi với c&aacute;n bộ quản l&yacute; gi&aacute;o dục c&aacute;c cấp, gi&aacute;o vi&ecirc;n v&agrave; cha mẹ học sinh.</p> <p>Mới đ&acirc;y, Bộ GD v&agrave; &ETH;T c&ocirc;ng bố quyết định ph&ecirc; duyệt, SGK lớp 2 chỉ c&ograve;n ba bộ: &quot;C&aacute;nh Diều&quot; (do NXB &ETH;ại học Sư phạm v&agrave; NXB &ETH;ại học Sư phạm TP Hồ Ch&iacute; Minh bi&ecirc;n soạn); &quot;Kết nối tri thức với cuộc sống&quot; v&agrave; &quot;Ch&acirc;n trời s&aacute;ng tạo&quot; (do NXB Gi&aacute;o dục bi&ecirc;n soạn). Như vậy, so với SGK lớp 1 th&igrave; đ&atilde; kh&ocirc;ng c&ograve;n hai bộ SGK: &quot;C&ugrave;ng học để ph&aacute;t triển năng lực&quot;; &quot;V&igrave; sự b&igrave;nh đẳng v&agrave; d&acirc;n chủ trong gi&aacute;o dục&quot; (do NXB Gi&aacute;o dục bi&ecirc;n soạn). &ETH;iều đ&oacute; g&acirc;y nhiều lo lắng trong gi&aacute;o vi&ecirc;n, cha mẹ học sinh, học sinh. Bởi SGK d&ugrave; được viết tr&ecirc;n cơ sở chương tr&igrave;nh chung do Bộ GD v&agrave; &ETH;T ban h&agrave;nh nhưng mỗi bộ đều c&oacute; c&aacute;ch tiếp cận, triển khai, bi&ecirc;n soạn v&agrave; mang bản sắc ri&ecirc;ng. Việc đột ngột dừng bi&ecirc;n soạn hai bộ SGK chỉ sau một năm triển khai cần được l&agrave;m s&aacute;ng tỏ nguy&ecirc;n nh&acirc;n v&igrave; điều n&agrave;y ảnh hưởng lớn đến việc dạy v&agrave; học.</p> <p>GS, TS, Nh&agrave; gi&aacute;o Ưu t&uacute; L&atilde; Nh&acirc;m Th&igrave;n (nguy&ecirc;n Trưởng Khoa Ngữ văn, Trường đại học Sư phạm H&agrave; Nội) cho rằng, l&agrave;m SGK cần rất cẩn trọng, mất nhiều c&ocirc;ng sức, tr&iacute; tuệ, nghi&ecirc;n cứu chương tr&igrave;nh, lập đề cương tổng thể của từng cấp học. Sau đ&oacute;, người l&agrave;m s&aacute;ch phải x&aacute;c lập được cấu tr&uacute;c, m&ocirc; h&igrave;nh s&aacute;ch cho cả SGK, s&aacute;ch gi&aacute;o vi&ecirc;n v&agrave; s&aacute;ch b&agrave;i tập. B&ecirc;n cạnh đ&oacute;, c&aacute;c t&aacute;c giả phải lựa chọn ngữ liệu v&agrave; b&agrave;n bạc lấy &yacute; kiến n&ecirc;n sử dụng ngữ liệu n&agrave;o cho ph&ugrave; hợp. SGK phải thể hiện được tinh thần đổi mới, ph&aacute;t huy được phẩm chất v&agrave; năng lực của học sinh&hellip; V&igrave; vậy, tiếp tục bi&ecirc;n soạn hay loại bỏ SGK phải tr&ecirc;n cơ sở khoa học v&agrave; thực tiễn. Tuy nhi&ecirc;n, hai bộ SGK &quot;biến mất&quot; kh&ocirc;ng v&igrave; l&yacute; do khoa học v&agrave; &yacute; nghĩa thực tiễn bởi chưa c&oacute; một hội nghị thẩm định n&agrave;o để x&aacute;c định l&agrave; chất lượng của c&aacute;c bộ s&aacute;ch bị loại l&agrave; kh&ocirc;ng đạt y&ecirc;u cầu. GS, TS, Nh&agrave; gi&aacute;o Nh&acirc;n d&acirc;n &ETH;ỗ Thanh B&igrave;nh (nguy&ecirc;n Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường đại học Sư phạm H&agrave; Nội) cho rằng, nếu l&agrave; hợp nhất c&aacute;c bộ SGK như NXB Gi&aacute;o dục c&ocirc;ng bố th&igrave; tỷ lệ kiến thức mỗi bộ phải l&agrave; 50% hoặc hai nh&oacute;m t&aacute;c giả c&ugrave;ng ngồi lại với nhau để c&oacute; phương &aacute;n giải quyết thỏa đ&aacute;ng. Tuy nhi&ecirc;n, ở đ&acirc;y, c&oacute; dấu hiệu của sự coi thường kiến thức khoa học, kh&ocirc;ng b&igrave;nh đẳng, thiếu minh bạch trong việc loại hai bộ SGK.</p> <p>TS Gi&aacute;p Văn Dương, chuy&ecirc;n gia gi&aacute;o dục cho rằng: Gi&aacute;o dục kh&ocirc;ng phải l&agrave; những th&iacute; nghiệm ngẫu hứng tr&ecirc;n quy m&ocirc; rộng. Việc tung ra bốn bộ SGK của NXB Gi&aacute;o dục c&ugrave;ng một l&uacute;c, rồi sau một năm lại thu gọn c&ograve;n hai bộ đ&atilde; g&acirc;y hoang mang cho c&aacute;c trường chọn sử dụng hai bộ SGK bị loại. Bộ GD v&agrave; &ETH;T lẽ ra cần thẩm định năng lực của NXB Gi&aacute;o dục kỹ hơn khi đồng &yacute; cho tổ chức l&agrave;m bốn bộ SGK c&ugrave;ng một l&uacute;c. Khi NXB Gi&aacute;o dục c&oacute; quyết định hợp nhất bốn bộ SGK th&agrave;nh hai bộ như ch&iacute;nh đơn vị n&agrave;y c&ocirc;ng bố, th&igrave; với quyền hạn của m&igrave;nh, Bộ GD v&agrave; &ETH;T ho&agrave;n to&agrave;n c&oacute; thể y&ecirc;u cầu chuyển giao hai bộ SGK mang đi hợp nhất chuyển sang NXB kh&aacute;c tiếp quản v&agrave; tiếp tục ph&aacute;t triển. Như vậy vừa bảo đảm c&oacute; nhiều bộ SGK c&ugrave;ng lưu h&agrave;nh như chủ trương của Bộ GD v&agrave; &ETH;T, vừa giữ được sự nhất qu&aacute;n v&agrave; quyền lợi của c&aacute;c trường, c&aacute;c thầy c&ocirc; v&agrave; học sinh.</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo nhandan.com.vn
back to top