Theo báo cáo kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2019, trong 6 tháng tiền gửi khách hàng của MB Bank đạt 260.089 tỷ đồng, cho vay 229.125 tỷ đồng, nợ xấu ở mức 1,1%, thấp hơn so với kế hoạch đặt ra hồi đầu năm là 1,5%. MB Bank cho biết, đạt được kết quả này là do ngân hàng kiên định với phương châm kinh doanh "hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững", tập trung triển khai các dự án chiến lược trọng điểm, đảm bảo tiến độ và hiệu quả cao.
Theo số liệu đầu kỳ tạo báo cáo kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2019, tại thời điểm 31/12/2018 tổng số tiền vay của MB Bank tại các tổ chức tín dụng khác là 4.654,9 tỷ đồng, tại thời điểm 30/06/2019 là 6.029,936 tỷ đồng, tức là tăng 1.374,996 tỷ đồng sau 6 tháng.
Trước đó, ngày 14/03/2019, MB Bank thế chấp tại AgriBank lô 20,48 triệu trái phiếu chính phủ có giá trị theo mệnh giá là 2.048 tỷ đồng (Hợp đồng số 01/2019/HĐCCTP/AGRIBANK-MBBANK). Tới ngày 25/03/2019, MB Bank thế chấp cho Ngân hàng Chính sách Xã hội lô trái phiếu có tổng mệnh giá 500 tỷ đồng có mã BVBS16394 và BVBS18230 do Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành thuộc sở hữu của MB Bank (hợp đồng số 25032019/HĐCC/MB-SGDCSXH). Tới ngày 13/05/2019, MB Bank thế chấp tại Vietcombankrái lô phiếu Chính phủ trị giá 1.100 tỷ đồng (hợp đồng số 25032019/HĐCC/MB-SGDCSXH).
Như vậy, tổng giá trị định giá tài sản là trái phiếu do MB Bank thế chấp tại 3 hợp đồng này là: 3.648 tỷ đồng. Thực tế, MB Bank có thể vay số tiền tương đương với 80% tổng số mệnh giá 3 lô trái phiếu nêu trên, tương đương 2.918,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, thực tế tăng vay từ các tổ chức tín dụng khác của MB Bank sau 6 tháng là 1.374,996 tỷ đồng, tương đương 37,7% tổng giá trị tài sản thế chấp - thấp một cách đáng ngạc nhiên nếu so với tăng trưởng cho vay của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm và việc được NHNN nới room trong 6 tháng cuối năm.
Đương nhiên, việc thế chấp nhiều và vay nợ ít này cũng là một trong những lý do giúp hình thành nên và giải thích cho kết quả lợi nhuận 6 tháng năm 2019 của MB Bank đã tăng, đạt 4.306 tỷ đồng.