Thanh toán không dùng tiền mặt tăng gần 70% về số lượng

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tính đền đầu tháng 4/2022, hoạt động giao dịch không dùng tiền mặt tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái.
thanh_toan_khong_dung_tien_mat.jpeg
Thanh toán số đã trở thành xu hướng tất yếu.

Chiều 17/6, dưới sự chỉ đạo từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Thanh toán (NHNN), Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt.”

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đánh giá cao những kết quả mà Chương trình “Ngày không dùng tiền mặt” thực hiện hơn 4 năm qua.

Những hoạt động của Chương trình đã góp phần tích cực giúp nhận thức và thu hút người dân sử dụng nhiều hơn các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trong các giao dịch thường ngày, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế số, xã hội số của Việt Nam.

Theo NHNN, trong bối cảnh kỷ nguyên số, thanh toán số trở thành xu hướng tất yếu, cơ sở hạ tầng và công nghệ được chú trọng đầu tư, các dịch vụ.

NHNN đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy TTKDTM trong nền kinh tế.

Tính đến tháng 4/2022, giao dịch TTTKDTM tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị; giao dịch qua Internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm 2021; tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt gần 66%, với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,44% từ năm 2015-2021. Khoảng 3,4 triệu tài khoản và 1,3 triệu thẻ ngân hàng được mở trực tuyến qua phương thức điện tử (eKYC).

Trong số 1,1 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Moblie Money, có gần 660.000 là khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa hải đảo.

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top