Thăm vườn tháp cổ đẹp và lớn nhất Việt Nam tại chùa Bổ Đà
Nguyễn Hải
Vườn tháp cổ gồm 110 ngôi tháp và mộ lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, có 97 ngôi tháp cổ có lịch sử hàng trăm năm là nơi lưu tro cốt xá lỵ của 1214 tăng ni phật tử.
chia sẻ
Chùa Bổ Đà có tên gọi là chùa Quán Âm núi Bổ Đà hay Bổ Đà Sơn Quán Âm Sơn Tự, gọi tắt là chùa Bổ hay Tứ Ân Tự, toạ lạc trên dãy Bổ Đà Sơn thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Chùa có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam, xây dựng theo lối kiến trúc "nội thông ngoại bế" tạo vẻ u tịch, thanh vắng, linh thiêng.
Chùa Bổ Đà là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của dòng thiền phái Trúc Lâm, một trong những nơi còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ. Hiện chùa còn nhiều tài liệu, hiện vật, cổ vật quý có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử, kiến trúc và mỹ thuật. Chùa có từ thời Lý thế kỷ 11, và được trùng tu vào đời Lê, dưới triều vua Lê Dụ Tông (1705-1728).
Hiện nay, khu di tích chùa Bổ Đà gồm rất nhiều hạng mục lớn nhỏ trong đó có 4 hạng mục chính là Chùa Cao, am Tam Đức, Chùa Tứ Ân và Vườn Tháp.
Nhưng đặc biệt nhất chính là khu vực vườn tháp nằm trên khu đất có diện tích gần 8000m2. Đây là vườn tháp cổ đẹp và lớn nhất Việt Nam, gồm 110 ngôi tháp và mộ lớn nhỏ khác nhau.
Trong đó, có 97 ngôi tháp cổ có lịch sử hàng trăm năm là nơi tàng lưu tro cốt xá lỵ của 1214 tăng ni phật tử thiền phái Lâm Tế trong cả nước.
Các ngôi tháp đều được xây bằng gạch và đá, với kỹ thuật truyền thống bắt mạch vôi mật mía. Các ngôi tháp mộ xếp hàng hàng, lớp lớp và được xếp đặt theo những quy định riêng rất chặt chẽ của Thiền tông.
Mỗi tháp ít nhất an táng từ 4 thi hài đến 26 thi hài (tổng 1214 thi hài),
tất cả các tháp đều có cửa dạng cuốn vòm nhìn về hướng Đông Bắc.
Đa số các ngọn tháp trong vườn cao 3-4 tầng, chiều cao tổng thể từ 3-5m. Đối với những ngôi tháp sư tổ kích cỡ sẽ to hơn.
Trên đỉnh tháp các sư tăng gắn bình cam lộ đặt trên tòa sen. Còn trên đỉnh tháp các sư ni gắn một búp sen.
Trải qua hàng trăm năm, các ngôi tháp vẫn được bảo tồn nguyên vẹn về kiến trúc và được nhà chùa thường xuyên chăm nom.
Vườn tháp được xây dựng trong khoảng 300 năm, kể từ khi vị sư tổ có tên tục là Phạm Kim Hưng viên tịch.
Câu "Bắc Bổ Đà, Nam Hương Tích" được lưu truyền trong dân gian qua nhiều thế kỷ thể hiện chùa Bổ Đà là một trong hai đạo tràng lớn ở miền Bắc nước ta.
Vườn tháp chùa Bổ Đà đã được Hội kỷ lục gia Việt Nam công nhận là khu vườn tháp lớn nhất Việt Nam.
Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật chùa Bổ Đà được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt.
>>> Mời độc giả xem thêm video Nét đẹp đi lễ chùa ngày Rằm tháng Giêng (Nguồn THBT)
Từ xưa, dân gian vẫn lưu truyền câu nói về ngày cúng Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu) rằng "cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng". Tại sao lại như vậy?
Là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, song thời gian qua, một bộ phận đi lễ chùa ăn mặc, hành xử phản cảm, lạm dụng cúng lễ, đốt vàng mã, lợi dụng niềm tin tín ngưỡng để tận thu, trục lợi…
PGS.TS Lê Thị Kim Phụng, top 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á chia sẻ, cứ làm hết sức và theo đuổi đến cùng đam mê của mình, thành quả ngọt ngào ắt sẽ đến.
Theo lịch âm, năm 2023 là năm Quý Mão tức là năm con Mèo (xếp vị trí thứ 4 trong 12 con giáp). Tuy nhiên, người Trung Quốc và Hàn Quốc... đều gọi đây là năm Thỏ thay vì năm Mèo như Việt Nam. Vì sao lại vậy?
Ba ngôi chùa nổi tiếng, có kiến trúc - cảnh quan tuyệt đẹp này là điểm du ngoạn không thể bỏ qua của du khách ở thành phố Đà Nẵng khi Tết đến, xuân về.