Kế hoạch này phù hợp với chiến lược của ĐHĐCĐ năm 2024 nhằm giảm sự phụ thuộc vào một cá nhân và chuyển giao vai trò lãnh đạo cho thế hệ tiếp theo.
ĐHĐCĐ bất thường của Hà Đô cũng thông qua các sửa đổi quan trọng đối với điều lệ như giới thiệu chức danh "Chủ tịch Sáng lập" cho phép ông Thông tiếp tục hỗ trợ cố vấn cho HĐQT & Ban lãnh đạo; Bổ sung mảng "đầu tư tài chính" vào HĐKD của HDG; Mở rộng ứng viên cho vị trí người đại diện theo pháp luật bao gồm Chủ tịch, Tổng Giám đốc, hoặc một cá nhân khác được chỉ định.
Ông Thông cho biết ông Lê Xuân Long, thành viên HĐQT đã công tác 25 năm qua, sẽ là tân Chủ tịch của Hà Đô. Hiện ông Long đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc của CTCP Za Hưng (hoạt động trong lĩnh vực phát điện), ông Long sở hữu bề dày kinh nghiệm trong quản lý dự án hạ tầng và năng lượng.
Ông Long có bằng Thạc sĩ Kỹ thuật của Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội và bằng MBA của Đại học Griggs (Mỹ).
Ông Thông cũng cho biết ông Nguyễn Trọng Minh sẽ là Tổng Giám đốc mới. Ông Minh trước đây là Phó Tổng Giám đốc và có 13 năm kinh nghiệm tại HDG. Ông có bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh của Đại học Hamline (Mỹ).
Theo các chuyên gia trong ngành, chương trình thí điểm triển khai dự án nhà ở thương mại trên đất không phải đất ở có thể được phê duyệt và triển khai vào năm 2025. Chứng khoán Vietcap (VCSC) kỳ vọng điều này sẽ có lợi cho dự án nhà ở Hà Đô – Minh Long tại Thành phố Thủ Đức. Hiện tại, VCSC dự báo HDG sẽ bắt đầu ghi nhận doanh thu từ dự án này từ năm 2027.
Về vấn đề pháp lý của dự án điện mặt trời Hồng Phong 4, Chủ tịch HDG cho biết hiện chưa có kết luận. Tuy nhiên, ông dự kiến rủi ro pháp lý là không đáng kể.
VCSC nhận thấy rủi ro điều chỉnh giảm đối với dự báo lợi nhuận năm 2024 với lãi rònglà 652 tỷ đ ồng, giảm 1,9% so cùng kỳ, dù cần thêm đánh giá chi tiết, chủ yếu do chậm mở bán giai đoạn 3 của dự án Charm Villa (dự kiến trước đó là vào quý 3/2024) để tận dụng tốt hơn giá đất tăng trong khu vực, theo HDG.