<div> <p>Virus SARS-CoV-2 chết người đã khiến cuộc sống toàn cầu bị đình trệ chỉ là một cụm nhỏ vật chất di truyền, xung quanh là các protein mang tên “spike” nhô ra có bề dày 1/1000 sợi lông mày, trông giống như vương miện (vì vậy mới có tên “corona”, cùng họ với từ “crown” - vương miện).</p> <p>Chúng như những thây ma vật vờ “zombie”, gần như không có dấu hiệu của sinh vật sống. Nhưng ngay khi chúng đi vào đường thở của con người, virus lại kích hoạt, tấn công tế bào, nhân ra hàng triệu bản.</p> <p>Cách thức hoạt động của SARS-CoV-2 có thể được coi là “thiên tài”, theo bình luận của <em>Washington Post</em>: xâm nhập vào cơ thể người, và trước khi con người có triệu chứng thì chúng đã sinh sôi nhanh chóng và lây sang người khác. Chúng gây hại, tàn phá phổi, gây tử vong ở một số bệnh nhân, nhưng chỉ gây triệu chứng nhẹ ở những người khác, vì vậy chúng luôn có thể lan rộng.</p> <p>Các nhà nghiên cứu đang chạy đua tìm cách chế thuốc chữa và vắcxin phòng bệnh, nhưng họ đứng trước một loài virus đáng gờm.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Tai sao virus corona khong song nhung rat kho tieu diet? hinh anh 1 imrs_Wuhan_AFP.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/03/14/imrs_wuhan_afp.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Các y bác sĩ chăm sóc cho một bệnh nhân Covid-19 ở Vũ Hán. Ảnh: <em>AFP</em>.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <h3><strong>Ở ngoài “giả chết”, vào cơ thể người lại kích hoạt</strong></h3> <p>Virus đường hô hấp thường xâm nhập, sinh sôi ở hai nơi trong cơ thể. Hoặc là ở mũi và họng, nếu vậy chúng sẽ lây mạnh hơn, hoặc là ở phần dưới của phổi, nơi chúng sẽ khó lây lan hơn nhưng lại dễ gây tử vong.</p> <p>Nhưng virus corona chủng mới SARS-CoV-2 lại như hai loại trên gộp lại. Chúng sống ở phần trên của đường hô hấp, để từ đó lây dễ dàng cho nạn nhân tiếp theo sau mỗi tiếng ho, hắt hơi. Nhưng ở một số bệnh nhân, SARS-CoV-2 có thể đi sâu xuống phổi, dẫn đến tử vong.</p> <p>Như vậy, SARS-CoV-2 có cả khả năng lây lan của cúm thông thường lẫn sự chết chóc của “họ hàng” nó là SARS, vốn đã gây dịch bệnh ở châu Á năm 2002-2003.</p> <p>Nhưng khác với SARS, SARS-CoV-2 có tỷ lệ tử vong thấp hơn. Đổi lại, triệu chứng sẽ biểu hiện ít hơn, lâu hơn so với SARS. Như vậy người nhiễm SARS-CoV-2 thường đã lây cho người khác trước khi biết mình nhiễm.</p> <p>Nói cách khác, SARS-CoV-2 có đủ sự lén lút để “xâm chiếm” toàn thế giới, theo <em>Washington Post</em>.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Tai sao virus corona khong song nhung rat kho tieu diet? hinh anh 2 imrs_NIH_AFP.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/03/12/imrs_nih_afp.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>SARS-CoV-2 bao quanh bề mặt tế bào được nuôi trong phòng lab. Ảnh: <em>Viện Y tế Quốc gia Mỹ/AFP</em>.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Các loại virus là thủ phạm gây những dịch bệnh nguy hiểm nhất trong vòng 100 năm trở lại đây: các dịch cúm 1918, 1957 và 1968, SARS, MERS và Ebola. Cũng như virus corona, các virus trên đều có nguồn gốc động vật, đều mã hóa vật chất di truyền trong các chuỗi ARN.</p> <p>Bên ngoài cơ thể của vật chủ, các virus loại ARN như vậy thường “án binh bất động”. Chúng không có dấu hiệu của sự sống như trao đổi chất, di chuyển hay sinh sản. Và chúng có thể “yên vị” như vậy khá lâu. SARS-CoV-2 thường bị xuống cấp trong vài phút hay vài giờ bên ngoài vật chủ, nhưng một số hạt phân tử có thể vẫn còn khả năng lây lan lâu hơn - chẳng hạn 24 giờ trên bề mặt bìa, hay thậm chí tới ba ngày trên bề mặt nhựa và thép không gỉ.</p> <p>Năm 2014, một virus đóng băng 30.000 năm, được các nhà khoa học phát hiện và hồi sinh lại, vẫn có thể lây cho một con amíp (một dạng sự sống đơn bào).</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Tai sao virus corona khong song nhung rat kho tieu diet? hinh anh 3 imrs_Pittsburgh_AP.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/02/28/imrs_pittsburgh_ap.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Các nhà nghiên cứu đang làm việc với các mẫu virus corona tại trung tâm nghiên cứu vắcxin của Đại học Pittsburgh. Ảnh: <em>AP.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Sau khi vào vật chủ, chúng dùng các protein bao quanh mình để “mở khóa” và xâm nhập các tế bào, rồi dùng các cơ chế nội bào để tập hợp các vật chất cần thiết rồi tiếp tục sao chép.</p> <p>“Chúng như có khả năng bật - tắt giữa sống và không sống”, Gary Whittaker, giáo sư virus học tại Đại học Cornell, nói với <em>Washington Post</em>. Ông mô tả virus là thực thể lai giữa hóa chất và sinh học.</p> <p>Các chủng virus corona như SARS-CoV-2 là một trong nhiều họ virus loại ARN. Trong số các loại virus loại ARN, virus corona có kích thước lớn hơn và có những cơ chế phức tạp hơn.</p> <p>Một trong những cơ chế “ưu việt” đó bao gồm các protein “soát lỗi”, cho phép chính virus corona sửa lỗi trong quá trình nhân bản. Nhờ vậy, chúng sinh sôi nhanh hơn vi khuẩn thông thường, nhưng vẫn không nhân bản lỗi để rồi bị “chết yểu”.</p> <p>Khả năng thích ứng nói chung giúp các mầm bệnh thích nghi môi trường mới, lây từ loài này sang loài khác. Các nhà khoa học tin rằng SARS bắt nguồn từ dơi và lây cho người thông qua con cày hương bán ở chợ. Virus SARS-CoV-2 hiện nay cũng có thể có nguồn gốc từ dơi, và được cho là lây cho người qua vật chủ trung gian.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Tai sao virus corona khong song nhung rat kho tieu diet? hinh anh 4 4394_AFP.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/03/10/4394_afp.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Các nhà nghiên cứu đang chạy đua tìm cách chế thuốc chữa và vắcxin phòng bệnh. Ảnh: <em>AFP</em>.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <h3><strong>Chống lại SARS-CoV-2: hệ miễn dịch và thuốc kháng virus</strong></h3> <p>Một khi vào trong tế bào, virus có thể sao chép 10.000 bản của chính mình trong vòng vài giờ. Sau vài ngày, người nhiễm bệnh sẽ có hàng trăm triệu phân tử virus trong chỉ vài giọt máu.</p> <p>Sự sinh sôi mạnh mẽ của virus khiến hệ miễn dịch phản công, tiết ra các hóa chất. Thân nhiệt tăng lên, gây triệu chứng sốt. Các “binh đoàn” bạch cầu kéo đến vùng nhiễm virus. Các phản ứng này khiến người bệnh bị ốm.</p> <p>Andrew Pekosz, nhà virus học tại Đại học John Hopkins, so sánh virus như một tên cướp phá hoại. Hắn vào nhà của bạn, ăn đồ ăn của bạn, dùng bàn ghế của bạn, rồi đẻ ra 10.000 đứa bé. “Phá tan tành ngôi nhà”, ông nói với <em>Washington Post</em>.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Tai sao virus corona khong song nhung rat kho tieu diet? hinh anh 5 e5a47b96_682d_11ea_9de8_4adc9756b5c3_image_hires_171026_SCMP.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/03/08/e5a47b96_682d_11ea_9de8_4adc9756b5c3_image_hires_171026_scmp.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Trận chiến giữa virus và hệ miễn dịch vô cùng tàn khốc, tế bào xung quanh bị “vạ lây”. Đồ họa: <em>South China Morning Post</em>.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Thật không may, con người chưa có nhiều cách chống lại những tên cướp này.</p> <p>Hiện nay, đối với vi khuẩn, hầu hết thuốc kháng khuẩn hoạt động bằng cách can thiệp vào cơ chế của vi khuẩn. Chẳng hạn, penicillin, loại kháng sinh phổ biến nhất thế giới, sẽ “chặn đứng” loại phân tử mà vi khuẩn dùng làm tường tế bào. Nhờ vậy mà penicillin có tác dụng thần kỳ khi được đưa ra mặt trận trong Thế chiến II, chống được hàng nghìn loại vi khuẩn. Hơn nữa, tế bào con người lại không dùng loại phân tử trên, nên chúng ta có thể dùng penicillin một cách an toàn.</p> <p>Nhưng virus khác với vi khuẩn. Chúng không có cỗ máy, tế bào riêng, nên chúng hoạt động thông qua tế bào của con người. Protein của chúng cũng là protein của con người. Những thuốc có thể diệt virus cũng sẽ gây hại cho chúng ta, theo <em>Washington Post</em>.</p> <p>Vì lý do này, các loại thuốc kháng virus thường phải “ngắm bắn” một cách rất cụ thể và chính xác, theo nhà virus học tại Đại học Stanford Karla Kirkegaard. Thuốc kháng virus cần phải nhắm đúng các loại protein mà virus cần dùng trong quá trình sao chép. Những protein này là đặc thù ở mỗi loại virus, đồng nghĩa với việc thuốc chữa loại virus này khó dùng cho loại virus khác.</p> <p>Tệ hơn, vì virus tiến hóa khá nhanh, nếu các nhà khoa học tìm được thuốc chữa, cũng khó có tác dụng lâu dài. Đó là lý do vì sao giới khoa học phải liên tục phát triển thuốc mới để điều trị virus HIV, và vì sao bệnh nhân phải uống một dạng “cocktail”, tức trộn lẫn một vài loại thuốc kháng virus, để cùng một lúc trị một vài biến thể virus.</p> <p>“Y học hiện đại liên tục phải theo kịp các biến thể virus”, bà Kirkegaard nói với <em>Washington Post</em>.</p> <p>Riêng SARS-CoV-2 vẫn là dấu hỏi. Mặc dù hành vi của chủng này khác với họ hàng của nó là SARS, dường như không có khác biệt giữa loại protein “spike” bao quanh ngoài SARS-CoV-2 và SARS.</p> <p>Hiểu được những protein này là điều then chốt trong việc phát triển vắcxin, theo Alessandro Sette từ Viện Miễn dịch La Jolla ở California. Nghiên cứu trước đây về SARS cho thấy protein “spike” bao quanh SARS là thứ khiến hệ miễn dịch phản ứng. Trong một nghiên cứu công bố tuần này, ông Sette cho thấy điều tương tự cũng đúng với SARS-CoV-2.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Tai sao virus corona khong song nhung rat kho tieu diet? hinh anh 6 02_AP.jpeg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/03/06/02_ap.jpeg.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Một mẫu vắc-xin đang thử nghiệm chống virus corona mới được đưa trở lại tủ đông. Ảnh: <em>AP</em>.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <h3><strong>SARS-CoV-2 càng giống SARS, giới khoa học càng lạc quan</strong></h3> <p>Điều đó đem lại sự lạc quan, theo ông Sette, vì cho thấy phương hướng của các nhà khoa học hiện nay là nhắm vào protein “spike” để nghiên cứu vắcxin là đúng đắn. Cụ thể, nếu con người tiếp xúc với một phiên bản của “spike”, cơ thể sẽ được “tập huấn” để nhận dạng, và phản ứng sớm hơn.</p> <p>“Như vậy, virus corona chủng mới không phải quá ‘mới’”, ông Sette nói với <em>Washington Post.</em></p> <p>Một điểm lạc quan nữa là nếu SARS-CoV-2 không khác nhiều so với họ hàng SARS, thì có nghĩa SARS-CoV-2 không tiến hóa quá nhanh. Như vậy các nhà khoa học sẽ có thời gian phát triển vắcxin và bắt kịp.</p> <p>Trong khi chờ tới lúc đó, vũ khí tốt nhất mà chúng ta có để chống lại virus corona là các biện pháp y tế cộng đồng, như xét nghiệm và duy trì khoảng cách xã hội, cùng với “người gác cổng” cần mẫn là chính hệ miễn dịch của chúng ta, theo bà Kirkegaard từ Đại học Stanford.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Tai sao virus corona khong song nhung rat kho tieu diet? hinh anh 7 d14d241a_64e8_11ea_8e9f_2d196083a37c_1320x770_171026_AFP.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/03/09/d14d241a_64e8_11ea_8e9f_2d196083a37c_1320x770_171026_afp.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Hiểu được cơ chế tàn phá của virus cũng như cơ chế phản kháng của cơ thể là thiết yếu trong việc chống virus. Ảnh: <em>AFP</em>.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Một số nhà khoa học còn lạc quan về một điều nữa: nằm ở chính loại virus này.</p> <p>Dù có cơ chế hoạt động “thiên tài” và hiệu quả, thậm chí khả năng gây chết người như vậy, “virus không thực sự muốn giết chúng ta. (Nếu không gây tử vong) thì sẽ tốt hơn cho chúng, tốt hơn cho số lượng virus, khi chúng ta vẫn khỏe mạnh”, theo bà Kirkegaard.</p> <p>Các chuyên gia cho rằng, từ góc độ tiến hóa, mục tiêu cuối cùng của virus là vừa lây lan rộng nhưng chỉ tác động nhẹ nhàng lên vật chủ - tức làm một “vị khách” không mời nhưng lịch sự, thay vì một tên cướp phá hoại. Lý do là nếu vật chủ tử vong nhiều như SARS hay Ebola, virus cũng sẽ không còn vật chủ để lan truyền tiếp.</p> <p>Virus không gây tử vong mạnh mà chỉ có tác hại nhẹ là loại có thể tồn tại mãi mãi. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy loại virus gây Herpes môi (mụn rộp môi) đã tồn tại theo con người trong 6 triệu năm. “Đó là loại virus quá thành công”, bà Kirkegaard nói.</p> <p>Nếu nhìn dưới góc độ tiến hóa như vậy, virus corona chủng mới SARS-CoV-2 dường như còn khá “ngây thơ” khi đang lây lan và làm nhiều người tử vong, mà không biết rằng có cách khác “nhẹ nhàng” hơn để tồn tại lâu dài, <em>Washington Post </em>bình luận.</p> <p>Nhưng qua thời gian, ARN của virus sẽ dần thay đổi. Có thể đến một ngày, không xa, nó sẽ trở thành một trong những chủng cúm mùa thông thường, nổi lên mỗi năm, khiến chúng ta ho, hắt hơi, chứ không có gì nghiêm trọng hơn, theo <em>Washington Post</em>.</p> <figure class="video cms-video" data-video-src="https://znews-mcloud-bf-s2.zadn.vn/2Wk_l6fL8KU/14f293807fc0969ecfd1/b888435ed51b3c45650a/720/e14f11015741be1fe750.mp4?authen=exp=1585263331~acl=/2Wk_l6fL8KU/*~hmac=9f3b3d4f757b15dbb738a6758ca6c677" false="" source-url="/video-trung-quoc-phat-hien-virus-corona-chung-l-gay-tu-vong-hon-chung-s-post1055837.html"> <div> <video allowads="true" aspect="16:9" controls="controls" mediaid="e14f11015741be1fe750" muted="" onlyvietnam="false" playsinline="" poster="https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/qhj_jwrscslhfo/2020_03_06/15f441dc2d0ed5bc_ttl7dayPKX_GettyImages_1200228833_700x420.jpg" preload="none" src="https://znews-mcloud-bf-s2.zadn.vn/xqdE6kUZBRs/da7d530fbf4f56110f5e/f91e0cc89a8d73d32a9c/480/e14f11015741be1fe750.mp4?authen=exp=1585263331~acl=/xqdE6kUZBRs/*~hmac=14f083bff82fe6a5567b599b35251b12"><source label="Auto" src="https://znews-mcloud-mpl-s2.zadn.vn/jBMqnPlAPiQ/whls/vod/0/xUZfxquqCJ4H4HBHLUu/e14f11015741be1fe750.m3u8?authen=exp=1585220131~acl=/jBMqnPlAPiQ/*~hmac=4d220ded07a4462473c3319904d03ccf" type="application/x-mpegURL" /><source label="SD" res="480" src="https://znews-mcloud-bf-s2.zadn.vn/xqdE6kUZBRs/da7d530fbf4f56110f5e/f91e0cc89a8d73d32a9c/480/e14f11015741be1fe750.mp4?authen=exp=1585263331~acl=/xqdE6kUZBRs/*~hmac=14f083bff82fe6a5567b599b35251b12" type="video/mp4" /><source label="HD" res="720" src="https://znews-mcloud-bf-s2.zadn.vn/2Wk_l6fL8KU/14f293807fc0969ecfd1/b888435ed51b3c45650a/720/e14f11015741be1fe750.mp4?authen=exp=1585263331~acl=/2Wk_l6fL8KU/*~hmac=9f3b3d4f757b15dbb738a6758ca6c677" type="video/mp4" /></video> </div> <figcaption><strong><span>Trung Quốc phát hiện virus corona chủng L gây tử vong hơn chủng S</span></strong> Các nhà khoa học Trung Quốc công bố báo cáo cho biết virus corona có đột biến và phát triển thành 2 loại chính: chủng L và chủng S.</figcaption> </figure> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Tại sao virus corona không sống nhưng rất khó tiêu diệt?
Sau nhiều tỷ năm tiến hóa, các loại virus học được cách “sống sót dù không có sự sống” - một chiến lược hiệu quả đáng sợ khiến chúng trường tồn, không ngừng đe dọa loài người.
Theo news.zing.vn
Giao tranh quyết liệt tại Kursk, Nga thả bom hủy diệt quân tiếp viện Ukraine
Tại khu vực Kursk , mặc dù cả Nga và Ukraine đều triển khai các đơn vị chủ lực, nhưng không bên nào đạt được tiến triển mang tính quyết định.
Hà Nội kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm
Theo kế hoạch vừa ban hành, từ ngày 15/12/2024 đến hết 15/3/2025, Hà Nội tổ chức 4 đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.
Đề xuất rượu, bia, thuốc lá phải chịu thuế thu nhập đặc biệt
Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với mức thuế hiện hành.
Đồ ăn vặt cổng trường gắn liền với hiểm họa về an toàn thực phẩm
Số liệu từ Cục ATTP, Bộ Y tế cho thấy, có tới 70 - 80% thức ăn đường phố, trong đó có quà vặt cổng trường được xác định là bị nhiễm khuẩn như E.coli - loại vi khuẩn gây tiêu chảy, bệnh đường ruột và khuẩn gây tả.
Bắt kẻ nghi "ngáo đá" cướp ô tô, đánh cụ ông tử vong
Ngày 22/11, lãnh đạo UBND xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh người tử vong xảy ra trên địa bàn.
Không nói đùa, Nga thực sự tấn công Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik
Ngày 21/11, Lực lượng vũ trang Nga đã thực hiện một cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo không mang đầu đạn hạt nhân có tên Oreshnik.
Nga dần áp đảo ở Kupyansk, 5.000 binh sĩ Ukraine thương vong
Mới đây, mặt trận Kupyansk đang thu hút được sự chú ý của dư luận khi một trận chiến ác liệt chưa từng có đang diễn ra, với hơn 8.000 binh sĩ của cả hai bên tham gia.
Tăng cường phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Thông qua hội thảo, Chủ tịch Phan Xuân Dũng hy vọng các đại biểu sẽ đánh giá cụ thể vai trò của phổ biến kiến thức khoa học công nghệ đối với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh.
Nguyên Bí thư Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng gây hậu quả rất nghiêm trọng
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng bị đề nghị kỷ luật khai trừ Đảng do có nhiều vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn ngân sách Nhà nước.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Vương Đình Huệ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Quốc hội.
555 người chết do TNGT trong 10 tháng qua ở Hà Nội
Ngày 21/11, theo thông tin từ Công an TP Hà Nội, trong 10 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố xảy ra 1.248 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm 555 người chết, giảm 26 người chết so với cùng kỳ năm 2023.