Sưng phù mắt cá chân dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề

Tình trạng phù mắt cá chân nhưng không đau thường khiến người bệnh bỏ qua và không quan tâm đến. Tuy nhiên, mọi bất thường trên cơ thể đều đang cảnh báo một hay nhiều vấn đề về sức khỏe.
Sưng phù mắt cá chân dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề. Ảnh minh họa

Sưng phù mắt cá chân dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề. Ảnh minh họa

Theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh), sưng phù mắt cá chân, hay còn gọi là phù ngoại biên, là tình trạng mà mô ở mắt cá chân bị phù bất thường do tích tụ chất lỏng.

Sưng phù mắt cá chân có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe nguy hiểm sau:

Suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch mạn tính xảy ra khi thành tĩnh mạch bị yếu và các van tĩnh mạch bị hỏng. Nếu điều này xảy ra, lưu thông máu sẽ bị ảnh hưởng, cuối cùng khiến máu ứ đọng ở các tĩnh mạch chân. Hệ quả là khiến mắt cá chân bị sưng phù.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ của suy giãn tĩnh mạch là tuổi già, tiền sử gia đình có người mắc bệnh, từng mắc suy tim sung huyết, béo phì, hút thuốc và thường xuyên đứng quá lâu, theo Medical News Today.

Bệnh thận

Suy giảm chức năng thận có thể dẫn tới tình trạng tích tụ nhiều muối trong máu. Khi đó cơ thể phản ứng lại bằng cách giữ nước và nguy cơ dẫn đến sưng phù ở bàn chân và mắt cá chân. Các triệu chứng khác của bệnh thận như: khó tập trung, ăn không ngon, cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu, khó ngủ, co giật cơ và chuột rút, da ngứa khô, đi tiểu nhiều, buồn nôn và nôn mửa...

Dùng thuốc bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc huyết áp, thuốc giảm cholesterol, bổ sung canxi và vitamin D...

Thừa cân

Mỡ thừa ở người béo phì có thể gây ra nhiều áp lực lên tĩnh mạch ở chân và gia tăng sự rò rỉ chất lỏng vào các mô mềm gây ra tình trạng phù mắt cá chân.

Phù bạch huyết

Phù bạch huyết xảy ra do các hạch bạch huyết bị tổn thương hoặc bị cắt bỏ, thường là chỉ định trong điều trị ung thư. Từ đó, cơ thể giữ nước nhiều hơn và có thể dẫn đến sưng bàn chân, mắt cá chân. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: cảm giác căng tức hoặc nặng nề, hạn chế vận động, nhức mỏi, nhiễm trùng lặp đi lặp lại...

Chứng phù bạch huyết không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách giảm đau và sưng. Phù bạch huyết nặng có thể phải phẫu thuật. Một vài bài tập nhẹ nhàng khuyến khích như nâng cao chân, xoa bóp...

Xơ gan

Xơ gan là tình trạng mà gan hình thành các vết sẹo nghiêm trọng. Hệ quả là chức năng gan bị suy giảm, làm cản trở lưu thông máu, dẫn đến sưng ở cẳng chân, mắt cá chân và bụng. Nếu không điều trị, người bệnh có thể gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tăng áp lực tĩnh mạch cửa, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi, ung thư gan và suy gan.

Suy tim

Suy tim là tình trạng mà cơ tim quá yếu, khiến không thể bơm máu một cách hiệu quả. Tình trạng này sẽ khiến máu dễ bị ứ đọng ở chân tay. Ngoài ra, chất lỏng cũng sẽ tích tụ nhiều hơn ở phổi, gây ho và khó thở.

Bệnh Gout

Khởi phát khi có sự tăng lên vượt mức bình thường acid uric (sản sinh do quá trình phân hủy purine), kết thành tinh thể hình kim sắc nhọn tích tụ trong các khớp cơ, gây ra các cơn đau mắt cá chân dữ dội.

Theo Đời sống
back to top