Startup Việt: Mơ xa gặt lớn với thương mại điện tử

(khoahocdoisong.vn) - Nói đến chuyện Startup bước ra thế giới, không ít bạn trẻ từng "mơ xa" nhưng đã thực sự thành công lớn nhờ vào cách đứng trên vai người khổng lồ.

Tony Triệu - Founder của EcomStone.

Tăng trưởng 200% không còn là giấc mơ

Mọi người biết đến Camellia Bees trên mạng xã hội trước hết với hình ảnh đôi tay uyển chuyển gấp từng cánh hoa giấy đầy tâm huyết của Thu Trang. Cô gái đứng sau kênh hướng dẫn ấy không chỉ muốn người xem khắp nơi biết đến sự khéo léo của người Việt mà mơ ước lớn hơn của Trang là đưa những cánh hoa xuất ngoại, đến bất kỳ đâu có người sẵn sàng nâng niu chúng.

Thu Trang tìm thấy cảm hứng kinh doanh qua niềm đam mê hoa giấy của mình.

Thu Trang tìm thấy cảm hứng kinh doanh qua niềm đam mê hoa giấy của mình.

Giấc mơ khởi nghiệp luôn thôi thúc khiến cô quyết định nghỉ công việc ổn định hiện tại cùng với tấm bằng ngành Dược để biến chính sở thích đam mê làm hoa giấy của mình trở thành một công việc kinh doanh thực thụ. Nhờ đó, Camellia Bees xuất hiện trên các trang mạng xã hội khác nhau và dấu mốc lớn được điểm khi sản phẩm của cô có mặt trên Amazon.

“Sau gần một năm thử nghiệm trên nhiều kênh TMĐT khác nhau, tôi nhận thấy Amazon Global Selling là đối tác phù hợp nhất. Theo đó, công việc kinh doanh của tôi đã có sự phát triển vượt bậc với doanh thu hàng tháng tăng trưởng ổn định. Doanh thu tăng từ 100 - 200% tuỳ tháng”, Trang kể lại.

Như nhiều bạn trẻ khác hiện nay, Trang có tuổi trẻ và thái độ tích cực với công nghệ. Đây là hai yếu tố đã đem lại cho họ tinh thần đam mê và công cụ hữu hiệu. Dần trở thành một trong những kênh bán lẻ toàn cầu nòng cốt, TMĐT đang là xu thế được ngày càng  nhiều startup trên thế giới, cũng như Việt Nam lựa chọn.

Giải pháp quản trị hoàn thiện và tinh gọn

Một câu chuyện khác tương tự Trang, Tony Triệu xuất thân từ ngành IT nhưng ám ảnh công việc ngồi văn phòng đã thúc đẩy anh tìm kiếm một công việc tự chủ và linh hoạt. Chính vì vậy, anh bắt đầu kinh doanh bán hàng trên mạng.

Tuy nhiên, điểm chung của nhiều startup là nguồn lực có hạn, nhất là khi mang nó so với việc "mơ xa mơ cao" kiểu "go global". "Nguồn vốn hạn hẹp dẫn đến nhiều khó khăn như không thể mở cửa hàng ở nước ngoài, chi phí cho tiếp thị trên các kênh bán hàng hay lưu kho, lưu bãi và thủ tục xuất nhập khẩu", Trang nói.

"Nhưng với chương trình thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài Amazon Global Selling (AGS) thì mọi thứ đã thay đổi. Với kho bãi ở nhiều nơi trên thế giới, cản trở về địa lý không còn là một chướng ngại. Thêm vào đó, Amazon không giới hạn số đơn hàng chuyển cho khách và sở hữu đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp, do đó tôi có thể tinh giản bộ máy điều hành, giảm thiểu chi phí, tập trung vào marketing và bán được nhiều hơn", anh phân tích.

Tony Triệu cho biết thêm: "Phần lớn doanh thu của công ty tôi - tới 90% là nhờ Amazon". Ngoài ra, anh cũng thừa nhận tại các mô hình TMĐT khác, người kinh doanh cần phải bỏ rất nhiều tiền để liên tục duy trì quảng cáo, trong khi giải pháp marketing của AGS giúp tỷ lệ chuyển đổi listing của anh khá cao, từ 30 - 50%. Hơn nữa, việc tận dụng một kênh TMĐT đã có danh tiếng trên thị trường toàn cầu như Amazon là một điểm lợi cho các doanh nghiệp.

Mặt hàng mây tre đan của Tony Triệu phù hợp với thị hiếu khách hàng quốc tế.

Mặt hàng mây tre đan của Tony Triệu phù hợp với thị hiếu khách hàng quốc tế.

Với Trang, cô tâm đắc nhất chương trình hỗ trợ hoàn thiện đơn hàng Fulfilment by Amazon (FBA). Công ty nhận trách nhiệm đóng gói, ship hàng và cung cấp dịch vụ khách hàng đối với các sản phẩm được lưu trữ trong trung tâm hoàn thiện đơn hàng. “Đây là điều đầu tiên mình yên tâm vì trước đây chuyển hàng qua bưu điện phải mất 10 - 15 ngày, nhưng với FBA của AGS, khách hàng có thể nhận được sản phẩm chỉ trong 2 ngày”, Trang so sánh.

Thương mại điện tử: Cánh tay nối dài của DN nhỏ

Người mua hàng trực tuyến đang ngày càng có xu hướng tìm và mua sản phẩm từ bên ngoài biên giới. Theo báo cáo gần đây của Nielsen, tỷ lệ chung trên toàn thế giới là 57%. Trong đó, người dân châu Âu và châu Á đang dẫn đầu xu thế này, với tỷ lệ lần lượt là 63,4% và 57,9%.

Điều này càng chứng tỏ tốc độ tăng trưởng vượt trội của doanh số bán lẻ toàn cầu từ 2017 - 2018 lên đến 23%. Bên cạnh đó, giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng trong thị trường TMĐT xuyên biên giới trên toàn cầu sẽ tăng 28% từ năm 2018 - 2019. Với hướng đi phù hợp, các doanh nghiệp có thể tiếp cận người mua cách đến chục nghìn km.

Do đó, tiềm năng của TMĐT Việt Nam giờ không chỉ gói gọn ở thị trường nội địa mà cánh cửa công nghệ, với các kênh TMĐT xuyên biên giới như đế chế TMĐT Amazon, đã giúp nhiều startup thành công và tăng trưởng bứt phá.

Với Trang, Tony Triệu hay khá nhiều startup khác, AGS thỏa mãn khát khao khởi nghiệp lẫn mong muốn được thế giới biết đến, nhờ vào việc cho phép xuất khẩu và kinh doanh hàng hóa một cách hiệu quả bằng thương hiệu riêng của chính họ.

“Không ai đánh thuế ước mơ" - vậy nên hãy dám mơ xa, dám bước lên vai của người khổng lồ như Tony Triệu, Trang hay hàng ngàn bạn trẻ khác. Giải phóng hoàn toàn tiềm năng doanh nghiệp của mình, vươn tới đấu trường quốc tế bởi chúng ta hoàn toàn có khả năng.

Theo Đời sống
Lãi kép: Con dao hai lưỡi?

Lãi kép: Con dao hai lưỡi?

Lãi kép là một công cụ tài chính mạnh mẽ nhưng cần hiểu rõ để áp dụng đúng cách. Biết cách tận dụng, nó sẽ giúp người đầu tư đạt được lợi nhuận lớn theo thời gian.
Quý 3/2024, VNSteel (TVN) lỗ hơn trăm tỷ đồng

Quý 3/2024, VNSteel (TVN) lỗ hơn trăm tỷ đồng

Trong quý 3/2024, VNSteel ghi nhận doanh thu thuần đạt 8.698 tỷ đồng, tăng hơn 9% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp của VNSteel ghi nhận gần 138 tỷ đồng, giảm mạnh 22% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp co hẹp lại còn 1,58%.
back to top