Sơn La: Cứu bệnh nhân COVID-19 hôn mê sâu, suy tim, tăng huyết áp

Bệnh nhân H.T.S, (69 tuổi,  xã Lóng Phiêng, huyện Yên châu, tỉnh Sơn La) vào cấp cứu tại BVĐK huyện Yên Châu trong tình trạng hôn mê sâu, da niêm mạc nhợt nhạt, đồng tử 2 bên co nhỏ, mất phản xạ ánh sáng, phù 2 chi dưới, phổi thông khí kém, test nhanh dương tính với SARS CoV-2.

Trước đó 4 ngày, bệnh nhân xuất hiện ho nhiều kèm theo mệt mỏi, phù nhẹ 2 chi dưới, người bệnh có tiền sử suy tim, tăng huyết áp.

Đến ngày 15/3, bệnh nhân xuất hiện khó thở tím tái toàn thân, nên được đưa vào viện cấp cứu, được chỉ định thở máy xâm nhập, kháng sinh, chống viêm, chống đông, long đờm, SpO2 duy trì trong giới hạn 90-93%.

Sau 5 ngày điều trị tích cực và chăm sóc toàn diện, khả năng hô hấp dần hồi phục, người bệnh được rút ống nội khí quản, chuyển thở máy không xâm nhập, cai thở hỗ trợ oxy.

Đến ngày 4/4/2022 bệnh nhân tự thở tốt, SpO2 92-95%, không còn ho, sốt, đau tức ngực, huyết động ổn định và được cho ra viện.

cu-ba-suy-tim-1.jpeg
Cụ bà được xuất viện

BS Ngô Thế Nguyên, một trong những người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân cho biết, việc thở máy xâm nhập, kèm SpO2 100% kéo dài sẽ làm phổi nặng hơn do xẹp phổi, giảm thông khí, ngộ độc oxy, giảm hoạt động của các nhung mao ở đường dẫn khí, giảm chức nặng bạch cầu… Do vậy, phương châm điều trị là cần hạn chế tối đa đặt ống nội khí quản, giảm dần SpO2… 

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Bài tập yoga tăng tuần hoàn não

Bài tập yoga tăng tuần hoàn não

Hoạt động của não bộ hoàn toàn phụ thuộc vào sự nạp máu. Nếu việc nạp máu cho não bộ bị ngưng lại dù chỉ 2 phút sẽ tổn thương nghiêm trọng. Để tăng tuần hoàn não, ngoài chế độ dinh dưỡng, thuốc, tập luyện giữ vai trò quan trọng.
back to top