Sỏi bàng quang vì thường xuyên nhịn tiểu

(khoahocdoisong.vn) - Nhịn tiểu sẽ dẫn tới tình trạng nước tiểu bị ứ đọng dài ngày, tạo điều kiện để các chất cặn bã tích tụ lại tạo thành sỏi ở bàng quang. Càng nhịn tiểu lâu thì càng tạo điều kiện để bàng quang trở thành nơi màu mỡ cho sự xuất hiện của sỏi.

Anh Nguyễn Văn T. (33 tuổi, Hải Phòng) làm lái xe đường dài nên thường có thói quen nhịn đi tiểu. Thỉnh thoảng bị tiểu buốt, tiểu rát, nghe mọi người mách anh vẫn mua nước râu ngô uống.

Lần này không chỉ đi tiểu khó khăn phải rặn, anh còn bị đau bụng dữ dội. Đi khám, anh được kết luận sỏi bàng quang kích thước lớn phải phẫu thuật. Và một trong những nguyên nhân gây nên sỏi bàng quang là do thói quen nhịn tiểu.

Lời bàn: BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật Thận - Tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E cho biết, khi lượng nước trong bàng quang khoảng 500ml sẽ kích thích bàng quang và tạo cảm giác muốn tiểu. Do vậy, nên đi tiểu khi có nhu cầu để giải tỏa lượng nước trong bàng quang.

Nhịn tiểu là thói quen không tốt cho sức khỏe. Việc làm này sẽ dẫn tới tình trạng nước tiểu bị ứ đọng lâu, tạo điều kiện để các chất cặn bã tích tụ lại tạo thành sỏi ở bàng quang. Càng nhịn tiểu lâu thì càng tạo điều kiện cho sự xuất hiện sỏi ở bàng quang.

Hơn nữa, về lâu dài, nhịn tiểu có thể dẫn đến rối loạn tiểu tiện, viêm nhiễm hệ thống thận tiết niệu, sỏi thận... hiếm gặp hơn là vỡ bàng quang, gây viêm phúc mạc, chết người.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top