Sở thú Đóng băng ở Melbourne – nơi bảo tồn gene động vật hoang dã

Ở ngoại ô phía Đông Nam Melbourne, có một sở thú không có khách tham quan và không có bất cứ loài động vật nào. Sở thú Đóng băng chính là nơi lưu trữ cái tế bào sống và gene của các loài động vật hoang dã quý hiếm bản địa Úc.

Nhân giống nuôi nhốt rất tốn kém

Giải thích về “ngân hàng sinh học” này, Simon Clulow (Sở Khoa học Sinh học) và đồng nghiệp cho rằng, nhân giống nuôi nhốt đã và đang đạt được những thành công nhất định, và sẽ luôn có một vị trí cho nó trong tương lai.

Nhờ nhân giống nuôi nhốt mà loài gấu trúc lớn đã được hồi sinh từ bờ vực tuyệt chủng do việc săn bắt động vật hoang dã cùng với sự khai thác làm mất đi nơi ở tự nhiên của chúng. Và cũng chính nhờ nhân giống nuôi nhốt đã cứu loài quỷ Tasmanian khỏi diệt vong do bệnh ung bướu.

giant-panda-bear-777x518.jpg
Loài gấu trúc lớn đã được hồi sinh từ bờ vực tuyệt chủng


Tuy nhiên, nhân giống nuôi nhốt rất tốn kém. Để bắt đầu một chương trình cho dạng nhân giống này có thể tiêu tốn hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu đô. Và để duy trì chương trình đó, trung bình sẽ mất hơn 200.000 đô mỗi năm cho 1 loài động vật. Nhiều chương trình như vậy đã được vận hành rồi để bỏ ngỏ.

Còn đối với các loài may mắn được chọn để nhân giống nuôi nhốt, chúng sẽ phải đối điện với một rào cản khác – sự mất đa dạng sinh học. Chỉ cần sau 1 thế hệ được nhân giống nuôi nhốt, các gene đã bắt đầu bị tổn thất.

Chỉ trong vài thế hệ, các loài động vật có tiềm năng phát triển và sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt nhất đã bắt đầu cho thấy các biểu hiện của sự thoái hóa và thích nghi với sự giam cầm. Hiện tượng cận huyết có thể làm gia tăng các đặc tính không mong muốn và làm giảm khả năng sinh trưởng và sinh sản

Chi phí cao cũng đồng nghĩa với việc các nhà bảo tồn sẽ phải lựa chọn. Họ không thể hỗ trợ những loài không có khả năng tồn tại khi không có nhân giống nuôi nhốt. Động vật lưỡng cư là một trong số đó.

red-eyed-tree-frog-777x518.jpg
Có hơn 900 loài lưỡng cư cần được bảo tồn nuôi nhốt và hơn 200 trong đó cần cấp thiết để tránh tuyệt chủng.

Có hơn 900 loài lưỡng cư cần được bảo tồn nuôi nhốt và hơn 200 trong đó cần cấp thiết để tránh tuyệt chủng. Trong khi đó, khả năng và tài nguyên toàn cầu chỉ có thể đáp ứng đủ cho nhiều nhất 50 loài động vật lưỡng cư được bảo tồn nuôi nhốt.

Trừ khi, một số loài trong số đó được bảo tồn dưới dạng các gene.

Lưu trữ sinh học mở ra nhiều cơ hội

Theo Clulow, Sở thú đóng băng có thể giúp tăng số lượng giống loài bảo tồn tới 25 lần.

Clulow cho rằng, sử dụng tinh trùng lưu trữ sinh học có thể lưu giữ được sự đa dạng của gene, từ đó giải quyết được các vấn đề liên quan đến kích thước chủng loài và cận huyết, đồng thời giảm được chi phí. Cách làm này chưa được vận dụng rộng rãi, một phần là do những lợi ích tiềm năng khổng lồ này chưa được biết đến nhiều trong giới bảo tồn.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, lưu trữ sinh học mở ra nhiều cơ hội mới để bảo tồn không chỉ những đặc tính hoang dã ở động vật, mà còn cả những loài đóng vai trò trụ cột trong hệ sinh thái, mà không có chúng, sẽ không thể tồn tại hệ sinh thái thực sự cho các loài động vật nhân giống nuôi nhốt quay trở về.

Mất nơi ở tự nhiên là nguyên nhân chính dẫn đến tuyệt chủng. Tất cả các loài động vật có môi trường sống bị đe dọa đều đang trong mức cảnh báo, và tất cả chúng đều đóng góp vào sự tồn tại của hệ sinh thái này.

Lưu trữ sinh học có thể đảm bảo rằng các giống loài có thể quay trở về với thiên nhiên với những đa dạng gene mà chúng cần để sinh trưởng phát triển, cùng với các nhân tố sinh thái thiết yếu để duy trì hoạt động của chúng sau này.

Theo Scitechdaily
Chiêu trò lừa đảo lì xì online…

Chiêu trò lừa đảo lì xì online…

Lì xì điện tử - hình thức trao gửi may mắn - ngày càng phổ biến trên nền tảng số vào mỗi dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, với sự tiện lợi, các chiêu trò lừa đảo cũng bùng nổ, nhắm vào người dùng thiếu cảnh giác trên không gian mạng.
back to top