Sinh vật tí hon sở hữu làn da kịch độc

Với chiều dài cơ thể chỉ 2,5cm thế nhưng loài sinh vật nhỏ bé này lại là một sát thủ vô cùng nguy hiểm khi không cần động thủ cũng khiến đối phương bị hạ gục.
Sinh vat ty hon so huu lan da kich doc, dong vao la toi mang
Ếch phi tiêu độc là một nhóm các loài ếch trong họ Dendrobatidae chuyên sống ở Trung và Nam Mỹ. Không giống như hầu hết các loài ếch, sinh vật tí hon này hoạt động ban ngày và thường có thân màu rực rỡ. Sở dĩ chúng có tên như vậy vì nọc độc của chúng được thổ dân da đỏ sử dụng để tẩm vào phi tiêu khi săn bắn.
Sinh vat ty hon so huu lan da kich doc, dong vao la toi mang-Hinh-2
Sát thủ sở hữu nọc độc mạnh nhất trong họ này chính là ếch phi tiêu vàng (Phyllobates terribilis) ở Colombia với kích thước chỉ có 5cm. Da của chúng tiết ra batrachotoxin, một loại chất độc khiến hệ thân kinh bị tê liệt, gây tê liệt các cơ và dẫn tới tử vong.
Sinh vat ty hon so huu lan da kich doc, dong vao la toi mang-Hinh-3
Nọc của một con ếch phi tiêu vàng có thể giết chết gần 20 người đàn ông khỏe mạnh hoặc thậm chí 2 con voi đực châu Phi. Mặc dù tất cả các loài trong họ Dendrobatidae hoang dã ít nhất phần nào có độc, mức độ độc tính thay đổi đáng kể từ loài này sang loài khác và từ nhóm này sang nhóm khác.
Sinh vat ty hon so huu lan da kich doc, dong vao la toi mang-Hinh-4
Những động vật lưỡng cư này thường được gọi là "ếch phi tiêu" do dân bản xứ da đỏ sử dụng các chất tiết độc của da các loài ếch này để tẩm độc đầu mũi phi tiêu thổi.
Sinh vat ty hon so huu lan da kich doc, dong vao la toi mang-Hinh-5
Trên thực tế, trong số 179 loài, chỉ có ba loài đã được ghi nhận như đang được sử dụng cho mục đích này, và loài được sử dụng để tẩm độc mũi tên không thuộc về chi Dendrobates, là chi với các đặc trưng như màu sắc rực rỡ và các hoa văn phức tạp khác nhau trong các loài thuộc chi này. Loài ếch này có bề ngoài khá rực rỡ và bắt mắt.
Sinh vat ty hon so huu lan da kich doc, dong vao la toi mang-Hinh-6
Tuy nhiên, đừng để vẻ "bắt mắt" đó đánh lừa bởi vì chỉ cần một va chạm nhỏ với da của chúng, tim người có thể ngừng đập nhanh chóng. So với các loài ếch phi tiêu khác như ếch phi tiêu đen hay ếch phi tiêu nhị sắc, ếch phi tiêu độc Kokoe (Phyllobates aurotaenia) thì độc tính của ếch phi tiêu vàng gấp rất nhiều lần.
Sinh vat ty hon so huu lan da kich doc, dong vao la toi mang-Hinh-7
Điều đáng sợ hơn, nọc độc của chúng có thể tồn tại tới 1 năm. Nếu lỡ tay chạm vào chúng, điều đó không có nghĩa là bạn có thể bị trúng độc qua da, bởi vì chúng chỉ bài tiết chất độc qua da khi cảm thấy bị đe dọa, tuy nhiên cũng không vì thế mà có thể chạm vào chúng thoải mái.
Sinh vat ty hon so huu lan da kich doc, dong vao la toi mang-Hinh-8
Tuy là loài ếch bé nhỏ có nọc độc có thể giết chết cả... voi, nhưng tổ tiên của chúng sống cách đây 40 tới 45 triệu năm lại không hề có độc. Sở dĩ chúng có thể tiết nọc độc là do chúng ăn vào các sinh vật có độc tính.
Sinh vat ty hon so huu lan da kich doc, dong vao la toi mang-Hinh-9
Loài ếch bé nhỏ này thường ăn một loài kiến có chứa những phân tử alkaloid độc hại và chúng không lãng phí bất kỳ phần nào của bữa ăn này. Sau khi ăn xong, ếch phi tiêu độc lưu trữ những phân tử độc hại ở trong tuyến của chúng và tổng hợp thành chất độc riêng.
Sinh vat ty hon so huu lan da kich doc, dong vao la toi mang-Hinh-10
Mặc dù biết đây là sinh vật cực độc, nhưng một số người vẫn chọn ếch phi tiêu độc để làm vật nuôi. Bởi vì chất độc của chúng đến từ những gì chúng ăn, nên người nuôi cũng có thể "vô hiệu hóa" một con ếch phi tiêu độc bằng cách cung cấp cho nó một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, trong đó bao gồm côn trùng không độc.
Sinh vat ty hon so huu lan da kich doc, dong vao la toi mang-Hinh-11
Ngoài ra, sẽ an toàn để xử lý ếch phi tiêu độc nếu nó chỉ ăn những con bọ như ruồi giấm và dế. Ngược lại, nếu chúng sống ở Hawaii hoặc British Columbia, Canada, ai nuôi ếch phi tiêu độc là phạm luật. Theo đó, luật này được thi hành để bảo vệ ếch phi tiêu độc, đồng thời bảo vệ cả con người.
Sinh vat ty hon so huu lan da kich doc, dong vao la toi mang-Hinh-12
Hiện nay, do nạn phá rừng, đặc biệt là các khu rừng nhiệt đới nên ếch phi tiêu độc có nguy cơ tuyệt chủng. Môi trường sống của chúng cũng đang bị thu hẹp.

>>>Xem thêm video: Giải cứu ếch cây khỏi nguy cơ tuyệt chủng (Nguồn: THTPCT).
Theo Đời sống
back to top