Sẽ quyết định vụ đại biểu Phạm Phú Quốc mang quốc tịch Cyprus

Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ giải thích và quyết định trường hợp của ông Phạm Phú Quốc.

<div> <p>Trước c&aacute;o buộc c&oacute; t&ecirc;n trong danh s&aacute;ch mua hộ chiếu Cyprus (Cộng h&ograve;a S&iacute;p), đại biểu Quốc hội Phạm <span>Ph&uacute; Quốc</span> (đo&agrave;n TP.HCM) đ&atilde; l&ecirc;n tiếng trả lời. Tr&ecirc;n b&aacute;o <em>Tuổi trẻ </em>ng&agrave;y 25/8, &ocirc;ng Quốc thừa nhận năm 2018, &ocirc;ng được gia đ&igrave;nh thực hiện c&aacute;c thủ tục bảo l&atilde;nh xin cấp quốc tịch Cyprus để thuận tiện đi lại, chăm s&oacute;c gia đ&igrave;nh. Song, kh&ocirc;ng c&oacute; chuyện &ocirc;ng mua quốc tịch Cyprus với gi&aacute; <span>2,5 triệu USD. Trao đổi với <em>Zing</em>, &ocirc;ng Trần Văn T&uacute;y</span>, Trưởng ban C&ocirc;ng t&aacute;c đại biểu (Ủy ban Thường vụ Quốc hội), n&oacute;i: &ldquo;Việc trả lời tr&ecirc;n b&aacute;o ch&iacute; l&agrave; quyền c&aacute; nh&acirc;n của &ocirc;ng Quốc. Ch&uacute;ng t&ocirc;i l&agrave;m việc bằng hồ sơ, căn cứ v&agrave;o hồ sơ v&agrave; qua quy tr&igrave;nh x&aacute;c minh để đưa ra kết luận&rdquo;.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="dai bieu Pham Phu Quoc co quoc tich Cyprus anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/08/26/97/znews-photo-zadn-vn_quoc_1598361099001609372248_1.jpg" title="đại biểu Phạm Phú Quốc có quốc tịch Cyprus ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Đại biểu Phạm Ph&uacute; Quốc thừa nhận c&oacute; quốc tịch Cyprus nhưng l&agrave; do gia đ&igrave;nh bảo l&atilde;nh. Ảnh:<em> quochoi.vn.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Giải th&iacute;ch r&otilde; hơn, &ocirc;ng T&uacute;y cho biết trước hết Ban giao c&aacute;c đơn vị li&ecirc;n quan x&aacute;c minh việc &ocirc;ng Phạm Ph&uacute; Quốc c&oacute; quốc tịch Cyprus. Sau đ&oacute;, c&aacute;c cơ quan của Quốc hội l&agrave;m theo quy tr&igrave;nh, b&aacute;o c&aacute;o Đảng đo&agrave;n Quốc hội v&agrave; Ủy ban Thường vụ Quốc hội để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem x&eacute;t, đưa ra quyết định cuối c&ugrave;ng.</p> <p>&ldquo;Ban C&ocirc;ng t&aacute;c đại biểu trong ng&agrave;y 25/8 mới nắm được th&ocirc;ng tin. Dự kiến ng&agrave;y 26/8, ch&uacute;ng t&ocirc;i l&agrave;m việc với c&aacute; nh&acirc;n đại biểu Phạm Ph&uacute; Quốc v&agrave; đo&agrave;n đại biểu Quốc hội TP.HCM về vấn đề n&agrave;y&rdquo;, &ocirc;ng T&uacute;y n&oacute;i.</p> <p>Trước c&acirc;u hỏi &ldquo;việc &ocirc;ng Phạm Ph&uacute; Quốc mang quốc tịch Cyprus c&oacute; k&ecirc; khai trong hồ sơ đại biểu&rdquo;, Trưởng ban C&ocirc;ng t&aacute;c đại biểu giải th&iacute;ch &ocirc;ng Quốc tr&uacute;ng cử Quốc hội năm 2016. Song, theo th&ocirc;ng tin &ocirc;ng Quốc trả lời tr&ecirc;n b&aacute;o ch&iacute;, đến 2018 &ocirc;ng mới c&oacute; quốc tịch Cyprus n&ecirc;n việc n&agrave;y kh&ocirc;ng được k&ecirc; khai trong hồ sơ đại biểu.</p> <p>&ldquo;Tất nhi&ecirc;n ch&uacute;ng t&ocirc;i sẽ x&aacute;c minh th&ecirc;m. Nếu x&aacute;c định việc đại biểu Phạm Ph&uacute; Quốc kh&ocirc;ng b&aacute;o c&aacute;o kịp thời th&igrave; đ&oacute; l&agrave; một t&igrave;nh tiết để cơ quan chức năng xem x&eacute;t&rdquo;, &ocirc;ng T&uacute;y ph&acirc;n t&iacute;ch.</p> <p>Về băn khoăn đại biểu Quốc hội mang 2 quốc tịch c&oacute; vi phạm ph&aacute;p luật, Trưởng ban C&ocirc;ng t&aacute;c đại biểu nhấn mạnh Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội được th&ocirc;ng qua ng&agrave;y 19/6 n&ecirc;u r&otilde; &ldquo;đại biểu Quốc hội c&oacute; một quốc tịch l&agrave; quốc tịch Việt Nam&rdquo;. Song, Luật n&agrave;y đến năm 2021 mới ch&iacute;nh thức c&oacute; hiệu lực.</p> <p>Trong khi đ&oacute;, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 kh&ocirc;ng đề cập cụ thể quy định về quốc tịch đối với đại biểu Quốc hội. Nhiều người v&igrave; thế c&oacute; c&aacute;ch hiểu kh&aacute;c nhau.</p> <p>&quot;Đại biểu mang 2 quốc tịch như &ocirc;ng Phạm Ph&uacute; Quốc c&oacute; vi phạm hay kh&ocirc;ng? Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ giải th&iacute;ch r&otilde; quy định v&agrave; quyết định trường hợp n&agrave;y&quot;, Trưởng ban C&ocirc;ng t&aacute;c đại biểu Trần Văn T&uacute;y n&oacute;i.</p> <p>D&ugrave; quy định l&agrave; vậy, thực tế từ năm 2016 khi Luật Tổ chức Quốc hội chưa được sửa đổi đ&atilde; c&oacute; tiền lệ trường hợp của b&agrave; Nguyễn Thị Nguyệt Hường. B&agrave; Hường l&agrave; nữ doanh nh&acirc;n, tr&uacute;ng cử đại biểu Quốc hội kh&oacute;a XIV nhưng được ph&aacute;t hiện c&oacute; th&ecirc;m quốc tịch Malta.</p> <p>Việc nhập quốc tịch Malta kh&ocirc;ng được b&agrave; k&ecirc; khai trong hồ sơ ứng cử. C&aacute;c cơ quan chức năng x&aacute;c định việc mang 2 quốc tịch đối với trường hợp b&agrave; Nguyệt Hường l&agrave; sai quy định ph&aacute;p luật v&agrave; b&agrave; bị b&aacute;c tư c&aacute;ch đại biểu Quốc hội sau đ&oacute;.</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo zingnews.vn
back to top