<div> <div> </div> <div> <div>Con người lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào ngày 20/7/1969. Ba năm sau, ngày 11/12/1972, tàu vũ trụ Apollo 17 mang theo 3 phi hành gia Eugene Cernan, Ronald Evans và Harrison Schmitt là những người cuối cùng đặt chân lên ngôi sao này, cho đến nay.<br /> <br /> Tại sao trong 45 năm qua chúng ta không quay trở lại Mặt trăng? Tại sao cuộc chạy đua vào không gian lại thay đổi chóng mặt trong suốt bốn thập kỷ qua?</div> <div> <div><img alt="Sau 45 năm, vì sao con người vẫn chưa trở lại Mặt trăng? - ảnh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2018/11/27/tien_phong_sau_45_nam_vi_sao_con_nguoi_van_chua_tro_lai_mat_trang_nzyf(1).jpeg" /></div> <div><span>Neil Armstrong và Buzz Aldrin đặt chân lên Mặt trăng vào năm 1969. Ảnh: Thevintagenews.</span></div> </div> <div><strong>Cuộc chạy đua tốn kém</strong></div> <div>Những năm sau Thế chiến II và thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ và Liên Xô đều trong một cuộc chạy đua vũ trang quân sự lớn. Cuộc cạnh tranh lên đến đỉnh điểm với sự phát triển các loại tên lửa có thể bắn vào bất kỳ mục tiêu trên toàn thế giới.<br /> <br /> Nhằm giành lấy cho mình những lợi thế, cả hai nước đều cố gắng là quốc gia đầu tiên đưa vệ tinh vào quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, sau đó là Mặt trăng. Điều gì đến cũng phải đến, cuộc chạy đua đưa người vào không gian nổ ra.<br /> <br /> Tháng 10/1957, Moscow phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người lên không gian. Sau đó đưa Yuri Gagarin vào không gian năm 1961.<br /> <br /> Theo Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ (FAS), sự kiện đã tạo nên cơn hoảng loạn ở nước này. Giới quân sự Mỹ nhận thấy loại tên lửa đưa vệ tinh Sputnik lên quỹ đạo có thể mang đầu đạn hạt nhân đến mọi mục tiêu.<br /> <br /> Và khi căng thẳng giữa hai quốc gia tăng lên, đồng nghĩa các chương trình không gian lúc này đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh quân sự của mỗi bên, cũng ngày càng được triển khai gấp rút.<br /> <br /> Đến năm 1966, khi cuộc đua quân sự đạt đỉnh điểm, ngân sách của NASA chiếm đến 4,5% toàn bộ ngân sách liên bang. Theo Death by Cosmos, con số này vào khoảng 182 tỷ USD theo tỷ giá hiện nay. Mỹ đã có những bước tiến lớn trong chương trình không gian của họ, đi kèm với đó là chi phí bỏ ra không hề nhỏ.</div> <div>Tuy nhiên năm 1982, chi phí cho dự án tàu không gian chỉ bằng 0,75% ngân sách liên bang. Đến những năm 2000, số tiền cho Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) thậm chí còn nhỏ hơn. Thời điểm tàu không gian Apollo đáp xuống Mặt trăng năm 1969, hỗ trợ chính trị và kinh tế cho dự án Apollo cũng đã bắt đầu suy yếu dần.<br /> <br /> Khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ diễn ra vào năm 1973, người dân Mỹ dần trở nên e dè hơn với các quyết sách chi tiêu. Các cuộc thăm dò không gian vẫn được thực hiện nhưng phải được tính toán kỹ càng hơn về mặt tài chính. NASA cũng bị giới hạn trong các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của mình. Đây cũng là khoảng thời gian tổ chức này bắt đầu với các dự án trạm không gian Skylab và tàu con thoi Space Shuttle.<br /> <br /> Cũng trong thời gian này, NASA chấm dứt các dự án tên lửa Saturn V, những tên lửa không sử dụng cũng được đưa vào bảo tàng. Các dự án cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ cho việc đổ bộ lên Mặt trăng cũng bị hoãn vô thời hạn.<br /> <br /> Dự án tàu con thoi cũng gặp vấn đề. Các con tàu được thiết kế tái sử dụng nhằm giảm chi phí, song theo thời gian, nó lại trở nên quá phức tạp để làm mới. Đỉnh điểm là khi tàu con thoi Challenger phát nổ vào năm 1986 giết chết tất cả thủy thủ đoàn, dự án đã bị hoãn lại trong hơn hai năm rưỡi.</div> <div> <div><img alt="Sau 45 năm, vì sao con người vẫn chưa trở lại Mặt trăng? - ảnh 3" src="https://khds.1cdn.vn/2018/11/27/tien_phong_sau_45_nam_vi_sao_con_nguoi_van_chua_tro_lai_mat_trang2_awwe.jpg" /></div> <div><span>Mẫu đất bề mặt Mặt trăng được Apollo 17 thu thập. Ảnh: Wknight94 CC BY-SA 3.0. </span></div> </div> <div><strong>Thời hậu Liên Xô</strong></div> <div>Những năm 1990, Liên Xô tan rã, Chiến tranh lạnh kết thúc, những dự án chạy đua như tàu con thoi đột nhiên trở nên thừa thãi. Cơ quan Vũ trụ mới của Liên bang Nga lúc này cũng phải tận dụng những con tàu như Soyuz ra đời từ thập niên 60.<br /> <br /> NASA luôn muốn xây dựng một trạm không gian, nhưng chi phí là vô cùng đắt đỏ. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ muốn hợp tác với Nga và nhiều nước khác để chia sẻ phần gánh nặng xây dựng ISS.<br /> <br /> Các tàu con thoi được tận dụng để làm trạm không gian, trong khi những con tàu như Soyuz dùng để chuyên chở phi hành gia và hàng hóa. Ngoài ra, sự tham gia của phi hành gia ở nhiều nước cũng góp phần xây dựng mối quan hệ quốc tế. <br /> <br /> Những năm gần đây, thăm dò không gian đã bắt đầu được ưu tiên trở lại, NASA đang chuẩn bị cho ra mắt tàu vũ trụ Orion, có khả năng vượt ra ngoài quỹ đạo Trái Đất để đến Mặt trăng, thậm chí là sao Hỏa.<br /> <br /> Ngoài ra, những công ty như SpaceX đang có nhiều bước tiến lớn trong việc tạo ra các công nghệ với chi phí rẻ hơn, hứa hẹn ngày con người đặt chân trở lại Mặt trăng sẽ không còn xa.</div> <p><span>Zing.vn</span></p> </div> <div> <ul> <li> <div><svg _xml3a_space="preserve" _xmlns3a_xlink="http://www.w3.org/1999/xlink" enable-background="new 127.9 0 536.2 612" id="Layer_1" style="width: 24px; margin-top: 10px; }" version="1.1" viewbox="127.9 0 536.2 612" x="0px" xmlns="http://www.w3.org/2000/svg" y="0px"><g><path d="M605.1,486.4H370c-21.1,0-36.5-1.4-45.6-4.9c-15.4-5.6-23.2-17.5-23.2-35.1c0-15.4,6.3-32.3,19.7-49.1L488.6,167H377.8c-54,0-69.5-19.7-69.5-59s30.2-58.3,84.9-58.3h201.4c25.3,0,42.8,1.4,51.9,4.2c7,2.1,12.6,4.2,16.8,7.7V51.2c0-25.3-26.7-51.9-51.9-51.9H179.8C154.6,0,127.9,26,127.9,51.2v433c0,25.3,26.7,51.9,51.9,51.9h84.9l-0.7,75.8l105.3-75.8h243.5c25.3,0,51.9-26.7,51.9-51.9V473C650.8,482.2,631.1,486.4,605.1,486.4z" fill="#FFFFFF"></path><path d="M486.5,372.7h119.3c25.3,0,44.9,3.5,58.3,10.5V125.6c-3.5,6.3-8.4,13.3-14,20.4L486.5,372.7z" fill="#FFFFFF"></path></g></svg></div> </li> </ul> </div> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Sau 45 năm, vì sao con người vẫn chưa trở lại Mặt trăng?
Dù với những công nghệ tiên tiến hiện tại vượt xa những năm 70 thế kỷ trước, con người vẫn chưa đặt chân trở lại vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất.
Vì sao Trạm Vũ trụ Quốc tế không bốc cháy trong không gian?
10 truyền thống chiêm tinh học nổi bật nhất lịch sử văn minh nhân loại
Sự thật chấn động về loài 'hóa thạch sống' nổi tiếng nhất thế giới
[INFOGRAPHIC] 10 Vườn quốc gia hấp dẫn nhất châu Á
Rớt nước mắt chuyện chiếc đồng hồ của nạn nhân vụ chìm tàu Titanic
Xem kết quả xét nghiệm, bác sĩ run người thấy hình ảnh "bóng ma mặt quỷ"
Kết quả xét nghiệm khiến các bác sĩ không khỏi bất ngờ, trong mẫu phân của anh Tiểu Chu, có sự hiện diện của một loại ký sinh trùng có hình thù kỳ dị, trông giống như "bóng ma mặt quỷ" đang di động.
Loài vật có cách 'ân ái' kỳ quặc, rùng rợn nhất hành tinh
Điểm đặc biệt nhất của loài vật này là phương thức giao phối kỳ quặc: cá đực ký sinh vĩnh viễn trên cơ thể cá cái.
Sự thật chấn động thế giới về bảng chữ cái cổ nhất lịch sử loài người
Bảng chữ cái Ugarit được coi là bảng chữ cái cổ nhất trong lịch sử loài người, có nguồn gốc từ nền văn minh Ugarit (ngày nay thuộc Syria). Sau đây là những sự thật thú vị về bảng chữ cái này.
Khai quật mộ cổ, chuyên gia sững sờ thấy 46 thi hài khỏa thân
Một lăng mộ cổ vô tình được phát hiện ở Tĩnh An, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Khi mở nắp các quan tài, giới khảo cổ sững sờ khi nhìn thấy 46 thi hài nữ khỏa thân.
Dự đoán ngày mới 24/12/2024 cho 12 con giáp: Thìn tỉnh táo, Hợi hưởng thụ
Xem tử vi hàng ngày, tử vi 12 con giáp hôm nay cho thấy vận thế của người tuổi Thìn tỉnh táo khi đứng trước quyết định quan trọng. Trong khi đó, người tuổi Hợi hưởng thụ cuộc sống.
15 sự thật thú vị ít người biết về cá koi
Cá koi là một trong những loài cá cảnh được yêu thích nhất trên thế giới, nổi bật với vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa phong phú. Sau đây là 15 sự thật thú vị về chúng.
Máy lọc không khí giá 200.000 đồng: Mua bực vào người
Máy lọc không khí được nhiều người lựa chọn để cải thiện bầu không khí trong khu vực sống, sinh hoạt và làm việc. Tuy nhiên, có nên mua sản phẩm chỉ 200.000 đồng để bảo vệ sức khỏe?
Top hiện tượng thiên văn kỳ thú nhất năm 2024
Năm 2024 đã chứng kiến không ít hiện tượng thiên văn kỳ thú, mang đến cho những người yêu thích bầu trời một loạt sự kiện đáng nhớ.
Bảo tàng 'kỳ lạ' nhất thế giới có gì đặc biệt?
Du khách muốn tham quan bảo tàng phải mặc đồ lặn, đeo bình dưỡng khí hoặc dùng ống thở để lặn xuống độ sâu từ 4 đến 8 mét, nơi các kiệt tác đang ẩn mình giữa làn nước biển trong vắt.
Ăn quá nhiều vật chất, hố đen lăn ra... "ngủ đông"
Một lỗ đen khổng lồ mất khoảng 10 triệu năm để nuốt trọn 40% khối lượng vật chất của thiên hà chủ rồi chìm vào giấc "ngủ đông" kéo dài 100 triệu năm.
Dự đoán tuần mới (23 - 29/12): 3 con giáp ngập trong tiền, giàu nhất thiên hạ
Bước sang tuần mới, 3 con giáp đón chờ nhiều điều mới, ngập tràn niềm vui và may mắn. Cuộc sống của họ khiến nhiều người ngưỡng mộ, ghen tị.