Sản xuất đường trong nước thiếu hụt lớn so với nhu cầu

(khoahocdoisong.vn) - Niên vụ mía đường 2019-2020, các nhà máy đường trong nước dự kiến sản xuất dưới 1 triệu tấn đường, so với nhu cầu chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) dự báo, tổng nhu cầu đường phục vụ sản xuất, tiêu dùng của Việt Nam trong năm 2020 ước tính vào khoảng 1.800.000 tấn.

Trong khi đó, các nhà máy đường trong nước đã dự kiến sơ bộ kế hoạch sản xuất của niên vụ 2019/2020, với tổng diện tích mía nguyên liệu là 157.809 ha (giảm 18% so với niên vụ 2018/2019), sản lượng mía ép khoảng 9,75 triệu tấn (giảm 20%); tổng sản lượng đường là 967.823 tấn (giảm 18%). 

Như vậy, niên vụ 2019 - 2020, sản lượng đường trong nước mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu.  Do đó, VSSA nhận định, năm 2020, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu đường để bù đắp nguồn cung trong nước thiếu hụt.

Được biết, từ 1.1.2020, hàng rào thuế quan nhập khẩu đường từ ASEAN sẽ được dỡ bỏ. Điều này sẽ khiến đường ngoại, nhất là từ thị trường Thái Lan, Indonexia tràn vào Việt Nam, tạo ra nguy cơ đường Việt có thể thua ngay trên sân nhà.

Hiện nay, giá mía và giá đường dựa trên thỏa thuận giữa nhà máy và nông dân. Việc kiểm soát nhập khẩu đường áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ), nhưng hiệu lực, hiệu quả của chính sách bảo hộ này suy giảm nghiêm trọng do tình trạng buôn lậu đường và các hình thức gian lận thương mại đường trên thị trường diễn ra phức tạp. Bên cạnh đó, Việt Nam không hạn chế sử dụng đường lỏng sirô ngô trong chế biến thực phẩm cũng đã khiến cho ngành đường gặp thêm khó khăn.

Trong khi đó, các nước còn lại như Philipine, Indonesia… có ngành mía đường khá tương đồng với trình độ phát triển của Việt Nam. Thậm chí, giá đường và giá mua mía nguyên liệu cho nông dân của Việt Nam thấp hơn của Philipine, Indonesia. Tại Thái Lan, ngành đường phát triển qui mô lớn hơn và được Chính phủ nước này bảo hộ rất cao. 

Do đó, giá đường của các nước này hiện thấp hơn nhiều so với thị trường nội địa. VSSA khuyến nghị các nhà máy xây dựng mức giá bán hợp lý, sao cho đủ chi phí tiền nguyên liệu mía và chi phí chế biến, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nông dân, nhà máy và người tiêu dùng, trong tình huống nào cũng không được bán phá giá đường dưới giá thành sản xuất.

Theo Đời sống
Lại chuyện lợi dụng quyền lực… phải trả giá nặng nhất?!

Lại chuyện lợi dụng quyền lực… phải trả giá nặng nhất?!

Những người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng quyền lực trong hai vụ án liên quan Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn gần đây cho thấy, đồng tiền, lòng tham đã làm lu mờ phẩm chất, sự liêm chính dẫn đến sa ngã trước những “viên đạn bọc đường”.
back to top