Sắn dây chữa thiếu máu

(khoahocdoisong.vn) - Sắn dây còn gọi là cát căn, từ thời xa xưa nhân dân biết sử dụng sắn dây làm thuốc rất sớm. Bột sắn dây là đặc sản quý, thường dùng uống trong mùa hè. Cách chế cát căn đơn giản, rễ củ sắn bỏ vỏ ngoài thái mỏng, phơi sấy khô là dùng.

Để chế bột, người ta lấy củ sắn giã hoặc xay nhỏ, gạn nước vài lần lấy tinh bột phơi khô gọi là "cát phấn". Ngoài ra Đông y còn sử dụng cả lá "cát diệp", dây "cát man", hạt "cát cốc" để làm thuốc.

Theo y học cổ truyền, sắn dây có vị cay ngọt, tính mát. Tác dụng giải cơ thoái nhiệt, thấu chẩn, sinh tân, chỉ khát, giải rượu. Chủ trị sốt không ra mồ hôi, sởi không mọc, phiền táo khát nước, kiết lỵ, đau mỏi gân cơ.

Tài liệu gần đây cho rằng, sắn dây có thể chữa một số bệnh phần trên đầu mặt như viêm mũi, viêm xoang, trứng cá, ù tai, điếc tai vì đây là căn bệnh thường do nhiệt kết ba kinh dương. Ngoài ứng dụng truyền thống, người ta còn sử dụng sắn dây giúp tăng tuần hoàn mạch máu vành tim, máu não, tác dụng phòng bệnh thiếu máu não, thiếu máu cơ tim, giảm cơn đau thắt ngực, hạ huyết áp, chậm nhịp tim.

Dưới đây là một số bài thuốc cổ phương dùng sắn dây:

Bài cát căn thang gồm có vị cát căn 14g, ma hoàng 6g, quế chi 12g, bạch thược 14g, sinh khương 12g, cam thảo 6g chữa cảm mạo phát sốt sợ gió, không ra mồ hôi, cổ gáy cứng đơ. Bài này nếu gia vị bạch chỉ, xuyên khung, tân di hoa chữa viêm mũi viêm xoang; nếu gia vị  kim ngân, liên kiều  chữa mụn trứng cá. Để chữa  bệnh ù tai, nặng tai, điếc thần kinh do mọi nguyên nhân dùng cát căn 100g, cẩu kỷ 20g, thục địa 20g, khiếm thực 14g, đỗ trọng 14g, sắc nước uống hoặc thêm gia vị vừa đủ hầm gà, giò heo ăn tuần vài lần.

Một số món ăn bài thuốc

-Chữa ngực bụng nóng cồn cào, phiền táo, khát nước dùng bột gạo tẻ 50g, bột sắn 100g nấu cháo ăn.

-Chữa cảm nắng nóng sốt nhức đầu, hoặc bị say rượu dùng bột sắn 20-30g pha nước uống.

-Chữa đau thắt ngực, (cấp cứu thiếu máu cấp tính cơ tim), cát căn tươi hoặc khô sắc nước uống.

-Chữa rắn cắn, lá sắn dây (cát diệp) 1 nắm giã vắt nước uống bã đắp.

-Trị thương hàn ôn bệnh: Cát căn 12g, cam thảo 4g, đại thanh 4g, hoàng cầm 4g, ma hoàng 4g, nhục quế 30g, thạch cao 4g, thược dược 6g thêm táo 4 trái sắc uống.

-Trị lao phổi, đờm dính máu, sốt về chiều, mặt ửng đỏ, hông sườn đầy: Bạch tiền 40g, bán hạ 40g, binh lang 20g, cát cánh 40g, hạnh nhân 40g, miết giáp 40g, nhân sâm 40g, sài hồ 40g, trần bì 20g, tri mẫu 40g, úc lý nhân 40g, xích phục linh 40g tán bột uống sau bữa ăn.

- Chữa ngoại cảm ngoài biểu chưa giải, nhiệt tà nhập vào lý cơ phát sốt, hại lỵ  đại tiện nóng: Cát căn 16g, hoàng cầm 16g, hoàng liên 12g, cam thảo 6g.

Sắn dây là vị mát, giải cơ thoát nhiệt, không nên dùng nhiều cho người bị ngoại cảm hay nội thương  ra quá nhiều mồ hôi.

Lương y Nguyễn Văn Phúc (Phòng khám đa khoa Thiên Nam)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top