5 tuyến cao tốc được đề nghị thông qua chủ trương đầu tư này gồm dự án vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, đường vành đai 3 TP.HCM, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Theo Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, trong số 5 dự án cao tốc này, có 2 dự án (đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và đường vành đai 3 TP.HCM) đã được Bộ Chính trị cho ý kiến.
Tuy nhiên, 3 dự án còn lại là Đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và Đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vẫn còn khá nhiều vấn đề gây quan ngại.
Cụ thể, cả ba dự án đều chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công - tư (PPP) sang đầu tư công. Trong khi vốn đầu tư công chưa phân bổ cho các dự án.
Bên cạnh đó, cả 3 dự án đều chưa đáp ứng điều kiện của Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội để được bố trí vốn công.
Nghị quyết số 43/2022/QH15 chỉ thực hiện lại trong năm 2022 và 2023, trong nếu triển khai, ba dự án này sẽ kéo dài đến giai đoạn 2025-2026.
Theo ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, 3 dự án nêu trên sử dụng nguồn vốn rất lớn. Với nguồn đề xuất cấp từ Nghị quyết số 43/2022/QH15, từ nguồn vốn đầu tư công còn lại, và từ số tăng thu ngân sách... Nên "không tốt cho cân đối ngân sách" - theo ông Nguyễn Phú Cường. Và do đó nên tiếp tục thực hiện theo hình thức PPP.