Phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp: Nét văn hóa của người Việt

Cá chép là vật cúng không thể thiếu bởi nhiều người tin rằng, Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo những việc của gia đình mình trong năm vừa qua.
anh-1-.jpg

Theo truyền thống, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị lễ vật và mâm cơm cúng để đưa tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Trong ngày này, cá chép là vật cúng không thể thiếu bởi nhiều người tin rằng, Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo những việc của gia đình mình trong năm vừa qua.

Tuỳ theo phong tục từng vùng miền mà nghi lễ cúng ông Công, ông Táo giữa 3 miền Bắc-Trung-Nam cũng có sự khác nhau, nhưng nhìn chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ đối với vị thần cai quản việc phúc đức trong nhà.

Người dân miền Bắc thường cúng ông Công ông Táo từ khá sớm, các gia đình phần lớn đều chuẩn bị mâm cỗ làm lễ từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là trước giờ Ngọ tức trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, như vậy thì mới kịp đưa ông Táo về trời.

Một vài hình ảnh người dân Thủ đô thả cá như muốn lưu lại một nét đẹp trong văn hóa tâm linh. Điều đặc biệt là việc thả cá này làm các em nhỏ tỏ ra rất thích thú khi được theo bà, theo mẹ tham gia thả cá.

anh-2-.jpg
anh-1-3-.jpg
anh-1-2-.jpg

Thả cá chép trong ngày ông Công ông Táo tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực, mong cầu sự sinh sôi, phát triển.

anh-1-5-.jpg
anh-1-4-.jpg

Ngay từ sáng ngày 23/1(tức ngày 21 tháng Chạp Âm lịch) đã có rất nhiều người ra Hồ Tây thả cá

anh-2-4-.jpg

Nhiều người rất thành kính khi thả cá.

anh-5-2-.jpg
anh-2-9-.jpg
anh-2-7-.jpg

Có người quan niệm là càng thả nhiều cá thì càng tốt.

anh-2-5-.jpg
anh-2-6-.jpg
anh-2-10-.jpg
anh-2-12-.jpg

Ngoài ý nghĩa “cá hóa rồng, vượt vũ môn”, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời, tục thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.

anh-3-1-.jpg
anh-2-15-.jpg
anh-2-13-.jpg
anh-2-3-.jpg

Nhiều em nhỏ tỏ ra rất thích thú vì được tham gia thả cá.

anh-2-8-.jpg
anh-2-14-.jpg
anh-2-2-.jpg

Thả cá chép phải thả từ từ, nhẹ nhàng để tránh những va chạm mạnh có thể làm cá chết. 

anh-3-2-.jpg

Do Hồ Tây là hồ rộng của Hà Nội nên rất nhiều người tìm đến đây để thả cá.

anh-4-4-.jpg
anh-4-3-.jpg
anh-4-5-.jpg
anh-4-1-.jpg

Đảm bảo giữ môi trường, nhiều bạn tình nguyện viên đến đây để hướng dẫn người dân bỏ túi nilon vào chỗ quy định sau khi đã thả cá

anh-4-2-.jpg

Có những túi nilon rơi xuống hồ được nhờ vớt lên luôn

anh-7-2-.jpg
anh-7-1-.jpg
anh-7-3-.jpg

Ngoài thả cá chép vàng thì một số gia đình còn phóng sinh cả ốc, lươn, chạch...

anh-8-2-.jpg
anh-8-3-.jpg
anh-8-1-.jpg

Ngoài Hồ Tây, cầu Chương Dương cũng là điểm người dân hay thả cá. Năm nay hàng loạt túi bao tải đã được cột lên thành cầu để người dân sau khi thả cá sẽ bỏ túi nilon vào đây nhằm bảo vệ môi trường.

anh-9-3-.jpg
anh-9-2-.jpg
anh-9-4-.jpg

Tuy nhiên bên cầu Long Biên thì lại chưa có nơi để tập trung rác, vì thế một số người dân đã cột lên thành cầu hoặc xả trên mặt cầu.

Theo VietnamDaily
back to top