Quân Nga thay đổi chiến thuật, 3.000 binh sĩ Ukraine lâm nguy
Phước Hải/TT&CS (Theo Sina)
Nhờ thay đổi chiến thuật lực lượng Nga đã giành được khu vực Shevchenko có vị trí quan trọng ở vùng Donetsk, đồng thời đẩy 3000 binh sĩ Ukraine rơi vào thế nguy.
chia sẻ
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov, trong một tuyên bố đã thông báo rằng quân đội nước này đã giành quyền kiểm soát khu vực Shevchenko thuộc vùng Donetsk. Ảnh: Top War
Trong trận chiến này, quân đội Nga tập trung vào việc cắt đứt phòng tuyến của đối phương và tấn công vào các điểm yếu của đối thủ. Rõ ràng, mục tiêu của họ là tối thiểu hóa tổn thất, đồng thời tăng cường khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng cho quân đội Ukraine. Ảnh: TASS
Theo chuyên gia quân sự Alexei Leonkov của tạp chí Arsenal of Fatherland, chiến thắng của quân đội Nga tại Shevchenko là minh chứng rõ ràng cho hiệu quả vượt trội của chiến thuật này. Bằng cách phối hợp tác chiến giữa máy bay không người lái và trực thăng, Nga đã thành công trong việc gây nhiễu và phá hoại mạng lưới liên lạc Starlink của Ukraine. Ảnh: TASS
Tất cả những điều này đều nhằm tránh hệ thống trinh sát vệ tinh mạnh mẽ của Mỹ và phương Tây. Nga áp dụng chiến lược tấn công phân tán bằng các nhóm nhỏ, với mục tiêu phá vỡ những phòng tuyến yếu nhất của Ukraine, tạo nên lợi thế bất ngờ trong các trận chiến. Ảnh: RIA Novosti
Với chiến thuật này, quân đội Nga cũng đã sử dụng vũ khí chính xác cao để tiến hành hàng chục cuộc tấn công tập trung vào các cơ sở quan trọng của Ukraine, làm suy yếu nghiêm trọng khả năng hậu cần của đối phương. Tất cả những yếu tố này đã khiến Ukraine gặp khó khăn trong việc tổ chức các cuộc kháng cự hiệu quả tại nhiều khu vực chiến sự. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Bên cạnh đó, các quyết định chiến lược của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gần đây cũng bị chính dư luận nước này chỉ trích. Ông Zelensky đã rút một phần lực lượng khỏi Donetsk mà không có kế hoạch và sự chuẩn bị chặt chẽ, nhằm cố gắng tiến hành phản công tại Kursk. Ảnh: news.ru
Tuy nhiên, động thái này không những không đạt được mục tiêu đề ra mà còn dẫn đến sự thất bại trên cả hai mặt trận của Quân đội Ukraine. Tại hướng Kursk, do lực lượng bị phân tán, Quân đội Ukraine không thể phản công hiệu quả, dẫn đến tổn thất gần 3.000 binh sĩ cùng hàng nghìn xe tăng và xe bọc thép. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Không chỉ vậy, thất bại tại chiến dịch Kursk còn gây ra hiệu ứng dây chuyền tiêu cực trên toàn bộ chiến tuyến phía đông của Ukraine. Vì buộc phải điều chuyển lực lượng từ Kursk, phòng tuyến quân sự của Ukraine tại Donetsk đã bị quân Nga chọc thủng, khiến nhiều điểm chiến lược quan trọng lần lượt rơi vào tay đối phương. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine
Sự sắp xếp chiến lược sai lầm này không chỉ làm suy yếu sức chiến đấu tổng thể của quân đội Ukraine mà còn giáng một đòn mạnh vào tinh thần của binh sĩ. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Thách thức lớn nhất hiện nay mà Ukraine phải đối mặt là tìm cách giải cứu 3.000 binh sĩ đang bị bao vây. Với thất bại trong chiến dịch phản công tại Kursk, những binh sĩ này đã hoàn toàn bị mắc kẹt trong thế trận “nồi hầm” của quân đội Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine
Bên cạnh đó ác lực lượng đặc nhiệm của Triều Tiên hợp tác với Nga đã cắt đứt tuyến tiếp tế của quân đội Ukraine, khiến tình hình của lực lượng Kiev càng trở nên khó khăn hơn. Trong hoàn cảnh này, việc nhanh chóng đưa ra một kế hoạch phá vây hiệu quả là nhiệm vụ cấp bách mà Tổng thống Zelensky và chính quyền của ông phải đối mặt. Ảnh: kp.ru
Daily Mail đưa tin, tính đến chiều 12/1, số người thiệt mạng trong vụ cháy rừng ở Los Angeles (Mỹ) đã tăng lên 24 trong khi hàng trăm nghìn người đã phải sơ tán và hàng chục người vẫn mất tích.
Kiev kích hoạt điều tra hình sự, khi 1.700 lính của Lữ đoàn bộ binh cơ giới 155 huấn luyện ở Pháp đã đào ngũ hàng loạt, tạo ra vụ bê bối lớn nhất từ khi cuộc chiến Nga-Ukraine bùng nổ.
Ngay sau những phát biểu gây sốc của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc mua lại vùng lãnh thổ Greenland của Đan Mạch, nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đã đưa ra quan điểm cứng rắn về vấn đề này.
Theo Reuters, những đám cháy rừng dữ dội bao trùm Los Angeles hôm 8/1, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng, phá hủy hàng trăm ngôi nhà, nguồn cung cấp nước chữa cháy cạn kiệt trong khi hơn 100.000 người được lệnh sơ tán.
Quân đội Nga (RFAF) tiến hành tấn công tên lửa vào nhiều thành phố ở Ukraine, khiến toàn bộ Ukraine rơi vào tình trạng báo động phòng không toàn quốc. Tòa nhà tình báo Ukraine biến thành đống đổ nát, mạng lưới giám sát của phương Tây bị phá hủy.
Tối 2/1, Israel tung ra đoạn video về nhiệm vụ bí mật cách đây hơn 3 tháng, 4 trực thăng và 100 lính biệt kích tinh nhuệ của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), đã đột nhập vào một nhà máy sản xuất tên lửa của Iran.