Phí bảo trì đường bộ là gì và những phương tiện nào phải nộp?

Để 1 chiếc xe đảm bảo tiêu chuẩn được phép lưu thông trên đường thì các chủ phương tiện cần phải đóng 1 loại phí đó là phí bảo trì đường bộ theo đúng quy định của nhà nước.

Phí bảo trì đường bộ là gì?

Phí bảo trì đường bộ hay còn được gọi phí sử dụng đường bộ, là một loại phí mà chủ phương tiện giao thông phải nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì, nâng cấp đường bộ để phục vụ các phương tiện đã đóng phí lưu thông.

Tuỳ vào từng loại phương tiện như xe ô tô, xe bán tải, xe tải... sẽ phải chịu mức phí bảo trì đường bộ khác nhau theo quy định.

Sau khi chủ phương tiện đã nộp phí bảo trì đường bộ, xe sẽ được dán tem vào kính chắn gió phía trước.

Đồng thời trên tem sẽ ghi rõ ngày hết hạn để chủ xe biết được thời gian nộp phí lần tiếp theo.

Những phương tiện phải nộp phí bảo trì đường bộ

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 293/2016/TT-BTC, đối tượng chịu phí bảo trì đường bộ được quy định như sau:

Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký lưu hành (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), bao gồm: Xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô).

Theo quy định nêu trên, tất cả các xe ô tô đã đăng ký lưu hành đều phải đóng phí bảo trì đường bộ, kể cả khi xe ô tô không tham gia giao thông nhưng đã đăng ký lưu hành cũng phải đóng phí này.

phí bảo trì đường bộ

Tuỳ vào từng loại phương tiện như xe ô tô, xe bán tải, xe tải... sẽ phải chịu mức phí bảo trì đường bộ khác nhau theo quy định

Những phương tiện không chịu phí sử dụng đường bộ

Khoản 2 Điều 2 Thông tư 293/2016/TT-BTC cũng đã loại trừ việc đóng phí bảo trì đường bộ đối với các xe thuộc trường hợp sau:

- Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai.

- Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.

- Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.

- Xe kinh doanh vận tải thuộc các hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh vận tải tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên.

- Xe ô tô không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ, chỉ sử dụng trong phạm vi đất thuộc quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã như: nhà ga, cảng, khu khai thác khoáng sản, nông, lâm nghiệp và xe ô tô dùng để sát hạch của tổ chức đào tạo dạy nghề lái xe.

- Xe ô tô đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên.

- Xe ô tô bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên.

Đồng thời, Thông tư 293/2016/TT-BTC cũng quy định miễn phí sử dụng đường bộ với các phương tiện như xe cứu thương, xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ tang lễ, xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng, xe chuyên dùng phục vụ an ninh của các lực lượng công an.

Theo cartimes.vn
500 triệu đồng nên mua xe gầm cao nào?

500 triệu đồng nên mua xe gầm cao nào?

Trong số những mẫu xe gầm cao tầm giá trên dưới 500 triệu đồng; VinFast VF5, Hyundai Venue, Suzuki Ertiga Hybrid, MG ZS, Kia Sonet... là những cái tên đáng để khách hàng lưu tâm.
back to top