Phê duyệt cho phép kéo dài thời hạn xử lý nợ xấu

Việc đề xuất kéo dài thời gian áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhằm tránh khoảng trống pháp lý khi Nghị quyết này hết hiệu lực thi hành và khi chưa ban hành được Luật.

Trước đó, ngày 07/3/2022, Ngân hàng Nhà nước cũng đã họp lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Theo dự thảo, Ngân hàng Nhà nước đề nghị thời gian áp dụng Nghị quyết số 42 của Quốc hội kéo dài đến ngày 15/8/2025 thay vì hạn cuối là 15/8/2022.

Theo thống kê từ ngày 15/8/2017 đến ngày 30/11/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 373.300 tỉ đồng nợ xấu. Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng là 193.300 tỉ đồng; xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán là 98.400 tỉ đồng...

Tổng số nợ xấu được xử lý trong thời gian áp dụng nghị quyết 42 đạt trung bình khoảng 5.660 tỉ đồng/tháng. Con số này cao hơn khoảng 2.140 tỉ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tại thời điểm trước khi nghị quyết số 42 có hiệu lực.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng. Nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu nội bảng tăng liên tục từ năm 2020 đến nay, đến cuối tháng 11 năm ngoái tăng cao ở mức trên 2%.

Tỉ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho công ty quản lý nợ và tài sản của các tổ chức tín dụng và các khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu ở mức cao là 7,42%.

Trường hợp dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và chưa được kiểm soát thì nợ xấu tiếp tục tăng cao, tỉ lệ nợ xấu nội bảng, nợ tiềm ẩn nợ xấu dự kiến cao hơn mức 7,5%.

Như vậy, nguy cơ nợ xấu gia tăng trở lại do dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mọi hoạt động của nền kinh tế. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cho rằng việc tiếp tục kéo dài cơ chế xử lý nợ xấu theo nghị quyết 42 là cần thiết.

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top