Phát triển làng nghề… tạo cú hích cho du lịch phát triển

(khoahocdoisong.vn) - TPHCM có khoảng vài trăm làng nghề thủ công, truyền thống khác nhau. Những sản phẩm thủ công độc đáo kết tinh từ bàn tay của những nghệ nhân tài hoa. Nhưng để những sản phẩm làng nghề truyền thống hấp dẫn du khách quốc tế, cần có sự kết hợp đồng bộ tạo nên đột phá.

Sức sống từ làng nghề

Từ năm 1980 tới nay nghề làm bánh tráng truyền thống xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhờ xuất khẩu sản phẩm bánh tráng làm thủ công ra các nước trong khu vực và châu Âu. Hằng năm, làng nghề Phú Hòa Đông đã làm ra 5.000 tấn bánh tráng, với giá trị sản lượng tương đương 32,5 tỷ đồng/năm. Bánh tráng Phú Hòa Đông là món ưa thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.  

Nghề lồng đèn là một nghề tỉ mỉ, chi tiết và tốn nhiều thời gian. Ít nhất cũng 10 công đoạn mới hoàn thiện được 1 con đèn, công đoạn nào cũng phải bỏ công sức và tình cảm vào. (Ảnh minh họa)

Nghề lồng đèn là một nghề tỉ mỉ, chi tiết và tốn nhiều thời gian. Ít nhất cũng 10 công đoạn mới hoàn thiện được 1 con đèn, công đoạn nào cũng phải bỏ công sức và tình cảm vào. (Ảnh minh họa)

Chị Nguyễn Thị Hồng, nghệ nhân làm bánh tráng xã Phú Hòa Đông cho biết, bánh tráng Phú Hòa Đông được người dân và du khách ưa thích mỗi khi đi du lịch về địa đạo Củ Chi bởi được làm từ loại gạo ngon, ngâm cùng với muối, sau khi tráng, bánh được phơi sương. 

Một làng nghề khác nằm ngay trong lòng thành phố làm nghề lồng đèn Phú Bình. Ông Nguyễn Văn Quyền, 65 tuổi, nghệ nhân sản xuất lồng đèn Trung thu cho thiếu nhi ở gần chợ Phú Bình, quận 11 cho biết: “Lồng đèn Phú Bình này còn có tên là lồng đèn Báo Đáp. Theo ông bà kể lại, từ xưa cả làng Báo Đáp di dân vào phương Nam đem theo nghề làm lồng đèn. Báo Đáp là tên làng cũng có nghĩa là chúng tôi duy trì nghề của cha ông nhằm báo đáp công ơn tổ tiên dày công gầy dựng”.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Sỹ, quận 11 cho hay: “Nhà tôi đã 4 đời làm nghề lồng đèn và chưa có nghề nào lại tỉ mỉ, chi tiết và tốn nhiều thời gian như nghề này. Ít nhất cũng 10 công đoạn mới hoàn thiện được 1 con đèn, công đoạn nào cũng phải bỏ công sức và tình cảm vào. Chẳng hạn khi chọn tre cũng không được chọn cây quá già hay quá non, tre già sẽ cứng không uốn được, tre non lại mềm quá không tạo dáng được. Chỉ một loại đèn bươm bướm đã cần chuẩn bị 5 loại nan tre khác nhau để tạo dáng”.

Gắn kết làng nghề và phát triển du lịch

Theo TS Huỳnh Quốc Thắng, nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa TPHCM, những giá trị văn hóa thể hiện ngay trong chính những sản phẩm đặc trưng của làng nghề. Đó chính là nơi kết tinh của những thành quả sáng tạo của các thế hệ nghệ nhân dựa trên nguồn nguyên liệu truyền thống có sẵn hoặc tái tạo kết hợp vốn tinh hoa tri thức dân gian và kỹ năng tay nghề.

Sức sống cho sự phát triển của làng nghề chính là không gian văn hóa phi vật thể. Những nếp sinh hoạt cộng đồng như tín ngưỡng, lễ hội, phong tục mà mỗi tập thể làng nghề trong quá trình sinh sống đã hình thành và gìn giữ như một nét văn hóa truyền thống đặc trưng của địa phương, dân tộc cũng như bản thân làng nghề.

Những nếp sinh hoạt cộng đồng như tín ngưỡng, lễ hội, phong tục mà mỗi làng nghề trong quá trình sinh sống đã hình thành và gìn giữ như một nét văn hóa truyền thống đặc trưng.

Những nếp sinh hoạt cộng đồng như tín ngưỡng, lễ hội, phong tục mà mỗi làng nghề trong quá trình sinh sống đã hình thành và gìn giữ như một nét văn hóa truyền thống đặc trưng.

TS Ngô Thanh Loan, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TPHCM cho rằng, phát triển du lịch làng nghề chính là góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống một cách bền vững, bởi lẽ du lịch làng nghề không chỉ giúp mở rộng thị trường theo cách “xuất khẩu tại chỗ”. mở ra nhiều cơ hội thuận lợi để thúc đẩy việc phát triển sản xuất các sản phẩm làng nghề truyền thống mà quan trọng hơn, chính nó phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong mỗi làng nghề một cách tích cực.

Theo TS Huỳnh Quốc Thắng, giải pháp để tạo động lực cho các làng nghề phát triển chính là phát triển du lịch làng nghề góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập; tăng cường sự phối hợp giữa các công ty lữ hành và làng nghề, thông qua việc khuyến khích các công ty lữ hành cần đến các làng nghề để tiến hành khảo sát và xây dựng tour. Đồng thời, các công ty lữ hành sẽ hỗ trợ thông tin cho các làng nghề hiểu rõ hơn về những yếu tố đem lại sự hài lòng cho du khách.

Phát triển du lịch làng nghề, chính là tạo động lực đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình hóa đô thị cũng như cải thiện đời sống người dân, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi một địa phương trên địa bàn thành phố.

Theo Đời sống
Lãi kép: Con dao hai lưỡi?

Lãi kép: Con dao hai lưỡi?

Lãi kép là một công cụ tài chính mạnh mẽ nhưng cần hiểu rõ để áp dụng đúng cách. Biết cách tận dụng, nó sẽ giúp người đầu tư đạt được lợi nhuận lớn theo thời gian.
back to top