Ngày 27/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo "Chuyển đổi số và Tự động hóa trong phát triển kinh tế số" trong khuôn khổ chương trình Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – 2023.
TSKH Phan Xuân Dũng. |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển mình với những đổi mới từ ảnh hưởng tích cực của Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, mà trọng tâm là công nghệ số, tự động hoá với sự trợ giúp của phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và internet vạn vật; từ đó đã xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế-xã hội cũng như quản trị quốc gia.
Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số trong CMCN 4.0, một mô thức mới đã hình thành, đó là Chuyển đổi số. Chuyển đổi số là quá trình sử dụng công nghệ số để tối ưu hóa hoặc thay đổi các quy trình, sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức hoặc doanh nghiệp nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng cường sự cạnh tranh và nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua việc sử dụng các công nghệ mới.
Bối cảnh trên cũng đặt ra yêu cầu đòi hỏi các tổ chức và doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách thức hoạt động, cải thiện quy trình, nâng cao năng lực công nghệ và tăng cường sự đổi mới để thích nghi với môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng như hiện nay.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia xác định 3 trụ cột quan trọng trong chuyển đổi số là: Chính phủ số, Xã hội số và Kinh tế số. Trong đó, Kinh tế số bao gồm mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, quảng cáo trực tuyến, nghiên cứu thị trường trực tuyến, sản xuất số, dịch vụ khách hàng trực tuyến và nhiều hoạt động khác. Đây được xem như một hình thái trong 3 hình thái chuyển đổi số hiện nay, bên cạnh sự phát triển Chính phủ số và Xã hội số.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy phát biểu tại Hội thảo. |
Tại Hội thảo, các chuyên gia đã có những tham luận trao đổi các sáng kiến chuyển đổi số và những thành tựu trong sản xuất thông minh, của tự động hóa trong việc góp phần vào sự phát triển Kinh tế số của địa phương cũng như của quốc gia.
TS Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TCCL – Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) cũng không nằm ngoài xu thế chuyển đổi số.
Trình bày về định hướng chuyển đổi số ngành TCĐLCL thúc đẩy kinh tế số theo hướng bền vững, TS Hà Minh Hiệp cho biết, chuyển đổi số ngành TCĐLCL toàn diện, tổng thể huy động được các nguồn lực tham gia để cung cấp các dịch vụ số chất lượng tốt hơn, tối ưu hơn, bền vững hơn;
Thứ hai, phát huy vai trò của dữ liệu số ngành TCĐLCL làm nguyên liệu không tiêu hao, càng sử dụng càng sử dụng càng mang lại lợi ích cho việc xây dựng và phát triển KT-XH theo hướng bền vững; Đồng thời, tăng cường tổ chức quản lý, điều hành minh bạch, hiệu lực, hiệu quả từ TƯ đến địa phương, khắc phục tình trạng cát cứ thông tin không kết nối, không chia sẻ...
TS Hà Minh Hiệp tại Hội thảo. |
Tại Hội thảo, các chuyên gia cũng trình bày các giải pháp công nghệ 4.0 tiêu biểu. Đây là những giải pháp công nghệ 4.0 mang lại quy trình sản xuất thông minh, giúp hệ thống vận hành tối ưu nhất. Đồng thời cho phép doanh nghiệp thích ứng linh hoạt, nhanh chóng với sự thay đổi nhu cầu của thị trường. Các giải pháp bao gồm: Giải pháp quản trị thông minh /Paperless; Giải pháp nhà máy thông minh/ Đô thị thông minh; Giải pháp/ nền tảng TMĐT/logistic.
>>>Mời quý độc giả xem video: TSKH Phan Xuân Dũng ( phải) và GS.TSKH Đặng Vũ Minh chủ tịch danh dự VUSTA trao giải Nhất cho các tác giả, nhóm tác giả:
(Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện)