|
Một bộ xương hóa thạch khá nguyên vẹn của loài quái vật biển hoàn toàn mới đã được phát hiện ở mỏ đá bỏ hoang tại huyện Lô Khê, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. (Ảnh: Swiss Journal of Palaeontology) |
|
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Jun Liu từ Đại học Công nghệ Hợp Phì (Trung Quốc) xác định rằng loài này sống vào khoảng 245 triệu năm trước, tức kỷ Tam Điệp. (Ảnh: Species New to Science) |
|
Loài mới được đặt tên là Dianmeisaurus mutaensis, thuộc về nhánh bò sát đã tuyệt chủng Pachypleurosaur, phát triển từ tổ tiên trên đất liền sau đại tuyệt chủng cuối kỷ Nhị Điệp.(Ảnh: Sci.News) |
|
Bộ xương được bảo quản trong lớp đá vôi micritic màu xám đen, với chiều dài tổng thể chỉ 99,2 mm, cho thấy sinh vật này khá nhỏ bé. (Ảnh: Dagens) |
|
Dianmeisaurus mutaensis có vẻ ngoài giống thằn lằn, đầu nhỏ, cổ dài, các chi giống mái chèo và đuôi dài. (Ảnh: Dinozoïque) |
|
Kết quả nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ của loài này với một số quái vật biển đã biết trong khu vực, cho thấy nguồn gốc của nhóm Pachypleurosaurs là từ phía Đông đại dương cổ đại Tethys.(Ảnh: Dinopedia) |
|
Tethys hình thành khoảng 250 triệu năm trước và tan rã khoảng 200 triệu năm trước, tạo nên các châu lục hiện nay. (Ảnh: Species New to Science) |
|
Phát hiện này cung cấp thêm bằng chứng về sự đa dạng của các loài bò sát biển trong đại Trung Sinh.(Ảnh: Boolokam) |
Mời quý độc giả xem thêm video: Phát hiện “quái vật' đầu chim, đuôi khủng long, chấn động cả giới khảo cổ.