Đặc biệt, 50% mẫu chứa nhựa PET, loại thường được sử dụng trong chai đựng đồ uống. 1/3 chứa polystyrene - chất được sử dụng để đóng gói thực phẩm và các sản phẩm khác. Ngoài ra, 1/4 số mẫu máu chứa polyetylen, thường được sử dụng để sản xuất túi nylon.
GS Dick Vethaak, chuyên gia nghiên cứu độc chất sinh thái học, Đại học Vrije Amsterdam, Hà Lan cho biết, các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra hạt vi nhựa có trong phân của trẻ sơ sinh cao gấp 10 lần so với người lớn và trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa bú bình đang nuốt hàng triệu hạt vi nhựa mỗi ngày. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị tổn thương hơn khi tiếp xúc với hóa chất và hạt.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Environment International, các tác giả đã phát hiện và phân tích những hạt siêu nhỏ với kích thước lên đến 0,0007 mm. Một số mẫu máu chứa 2 hoặc 3 loại vi nhựa khác nhau.
Hiện tại, các nhà khoa học chưa thể xác định ảnh hưởng của những hạt vi nhựa tới sức khỏe. Song, các nghiên cứu cho thấy, các hạt vi nhựa gây tổn thương tế bào của con người trong phòng thí nghiệm.
Điều các nhà nghiên cứu quan tâm là các hạt vi nhựa có được giữ lại trong cơ thể không? Chúng có vượt qua hàng rào máu não không? Và ở mức độ này có đủ nhiều để khởi phát bệnh không?