Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt từ 6-6,5% trong năm 2022

Đây là nội dung vừa được ban hành hành chính thức trong nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 để tiếp tục đổi mới, chủ động thích ứng, hành động quyết liệt, hiệu quả.

Theo đó, các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gồm:

- Tập trung ưu tiên triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng chống dịch Covid-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của các cấp, các ngành ngay từ đầu năm 2022;

- Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6 - 6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD;

- Triển khai nhất quán, nghiêm túc từ Trung ương đến địa phương quy định về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19;

- Tạo thuận lợi tối đa cho lưu thông hàng hóa, lao động trở lại sản xuất;

- Thần tốc hơn nữa chiến dịch tiêm văcxin, nhất là nghiên cứu tiêm cho trẻ em theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, tiêm mũi thứ 3, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả theo mục tiêu của Chính phủ;

- Thúc đẩy nhanh chóng chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất văcxin, thuốc điều trị trong nước.

Chính phủ xác định tiêm chủng văcxin, thuốc điều trị Covid-19 và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân là các yếu tố quyết định trong kiểm soát dịch bệnh thành công để phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, có 3 trọng tâm được Chính phủ yêu cầu tập trung bao gồm: Khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và huy động mọi nguồn lực để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược.

Chính phủ cũng nhấn mạnh nhiệm vụ triển khai kịp thời các giải pháp tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ phục hồi, phát triển nhanh sản xuất, kinh doanh. Nhằm khôi phục các chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân.

Phấn đấu tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 7 - 8%. Phấn đấu tỷ lệ huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 35% GDP.

Ngoài ra, phải xử lý dứt điểm, có hiệu quả 5/12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả. Tiếp tục xây dựng phương án xử lý đối với 7 dự án, doanh nghiệp còn lại trong năm 2022.

Tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, tiếp tục cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, tăng cường quản lý nợ công.

Trong Nghị quyết 01, Chính phủ cũng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về đầu tư công, tập trung tháo gỡ vướng mắc, phấn đấu giải ngân hết 100% kế hoạch vốn đầu tư công.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án công nghiệp quan trọng. Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp.

Đồng thời, cơ cấu lại, phục hồi và phát triển một số ngành, lĩnh vực dịch vụ quan trọng. Tập trung tháo gỡ vướng mắc, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phấn đấu năng suất lao động tăng khoảng 5,5%.

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top