Phó thủ tướng Phạm Bình Minh báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2021

Sáng ngày 5/1 diễn ra Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương tổng kết công tác năm 2021; triển khai kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Trong đó, Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Năm 2021, do sự quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo của Nhà nước, Chính phủ,… đã tạo được hiệu quả, tạo đột phá về bao phủ văcxin, kịp thời chuyển trạng thái sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Cùng với đó, tình hình kinh tế vĩ mô được cân đối, ước cả năm đạt và vượt 7/12 chỉ tiêu chủ yếu. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm tăng 1,84% so với năm trước. Điều này giúp cho các cân đối lớn được bảo đảm.

Tăng trưởng kinh tế tăng 2,58%. Thu ngân sách nhà nước cả năm đạt trên 1,563 triệu tỷ đồng, vượt dự toán (16,4%). Bội chi ngân sách nhà nước ước dưới 4%, thấp hơn so với dự toán Quốc hội quyết định (4% GDP).

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 22,6%, đạt 668,5 tỷ USD. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay, trong đó xuất siêu ước đạt 4 tỷ USD. Đầu tư nước ngoài năm 2021 tăng 9,2%, đặc biệt vốn tăng thêm tăng mạnh trên 40% thể hiện niềm tin về môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam...

Năm 2021, Chính phủ, Quốc hội đã rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực...

Chính phủ xác định chủ đề điều hành của năm 2022 là "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”. Trong đó có 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành, 12 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu với 171 nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả 15 chỉ tiêu chủ yếu theo Nghị quyết số 32/2021/QH15 của Quốc hội.

Chính phủ đề ra 82 chỉ tiêu cụ thể cho các ngành, lĩnh vực bên cạnh 15 chỉ tiêu chủ yếu Quốc hội giao.

Đồng thời, Chính phủ cũng xây dựng Nghị quyết, tập trung về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top